So với chín tháng của năm 2010, số trường hợp nhiễm HIV, bệnh nhân AIDS và tử vong do AIDS tiếp tục có xu hướng giảm. Số người mắc HIV giảm hơn 500 trường hợp, số bệnh nhân AIDS giảm gần 500 trường hợp và số người tử vong do AIDS giảm 20 trường hợp.
Thông tin trên được đưa ra trong Cuộc gặp mặt báo chí nhân tháng hành động quốc gia về phòng chống HIV/AIDS do Cục phòng chống HIV/AIDS và Hội nhà báo Việt Nam tổ chức chiều 3/11, tại Hà Nội.
Ông Chu Quốc Ân - Phó Cục trưởng phòng chống HIV/AIDS cho biết, theo báo cáo của các địa phương, tính đến ngày 30/9, cả nước có 193.000 người nhiễm HIV còn sống, trong đó có 47.030 bệnh nhân AIDS và đã có hơn 51.000 người tử vong.
Trong chín tháng đầu năm, số trường hợp HIV được phát hiện là hơn 9.100 người, trong đó có 3.700 bệnh nhân AIDS và gần 1.400 trường hợp tử vong.
Các trường hợp được phát hiện trong thời gian qua tập trung chủ yếu ở một số tỉnh trọng điểm về HIV/AIDS như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Điện Biên, Sơn La, Thái Nguyên.
Đối tượng mắc mới HIV vẫn tập trung trong nhóm từ 20-39 tuổi, trong đó nhóm 20-29 tuổi chiếm tỷ lệ gần 40%, nhóm 30-39 tuổi chiếm 43%, còn lại các nhóm tuổi khác chiếm một tỷ lệ nhỏ, khoảng 16%.
Theo đánh giá của Cục phòng chống HIV/AIDS, mặc dù dịch HIV/AIDS tiếp tục có xu hướng giảm cả về số người nhiễm và tử vong, tuy nhiên vẫn chưa đảm bảo tính bền vững. Dịch HIV/AIDS ở Việt Nam vẫn tiềm ẩn những yếu tố nguy cơ bùng phát nếu như không có những biện pháp can thiệp mạnh mẽ và hiệu quả.
Hiện nay, khó khăn lớn trong công tác phòng chống dịch bệnh HIV/AIDS là kiến thức của nhóm thanh thiếu niên về lĩnh vực này còn thấp, hơn 50% thanh thiếu niên chưa hiểu biết đầy đủ về HIV/AIDS. Nhận thức của người dân nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng miền núi còn hạn chế.
Một khó khăn nữa trong công tác phòng chống dịch bệnh này hiện nay là sự chuyển đổi hình thái nhiễm HIV theo xu hướng lây qua quan hệ tình dục gia tăng (chiếm gần 40%) khiến việc triển khai các biện pháp phòng chống gian nan hơn.
Ông Ân cho hay, dịch HIV vẫn là một thảm họa của loài người, gây ra nỗi thống khổ to lớn cho các quốc gia, cộng đồng và các gia đình trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, công tác phòng chống dịch bệnh này vẫn là một nhiệm vụ trọng tâm vừa có tính cấp bách vừa có tính lâu dài và cần có sự tham gia của toàn xã hội.
Vì vậy, Chính phủ Việt Nam quyết định phát động tháng hành động quốc gia về phòng chống HIV/AIDS năm 2011 (từ ngày 10/11 đến ngày 10/12) với chủ đề “Hướng tới không còn người mới nhiễm HIV,” nhằm tiếp tục nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi của cộng đồng đồng thời tạo động lực thúc đẩy sự tham gia của cả hệ thống chính trị vào công cuộc phòng chống dịch bệnh này./.
Thông tin trên được đưa ra trong Cuộc gặp mặt báo chí nhân tháng hành động quốc gia về phòng chống HIV/AIDS do Cục phòng chống HIV/AIDS và Hội nhà báo Việt Nam tổ chức chiều 3/11, tại Hà Nội.
Ông Chu Quốc Ân - Phó Cục trưởng phòng chống HIV/AIDS cho biết, theo báo cáo của các địa phương, tính đến ngày 30/9, cả nước có 193.000 người nhiễm HIV còn sống, trong đó có 47.030 bệnh nhân AIDS và đã có hơn 51.000 người tử vong.
Trong chín tháng đầu năm, số trường hợp HIV được phát hiện là hơn 9.100 người, trong đó có 3.700 bệnh nhân AIDS và gần 1.400 trường hợp tử vong.
Các trường hợp được phát hiện trong thời gian qua tập trung chủ yếu ở một số tỉnh trọng điểm về HIV/AIDS như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Điện Biên, Sơn La, Thái Nguyên.
Đối tượng mắc mới HIV vẫn tập trung trong nhóm từ 20-39 tuổi, trong đó nhóm 20-29 tuổi chiếm tỷ lệ gần 40%, nhóm 30-39 tuổi chiếm 43%, còn lại các nhóm tuổi khác chiếm một tỷ lệ nhỏ, khoảng 16%.
Theo đánh giá của Cục phòng chống HIV/AIDS, mặc dù dịch HIV/AIDS tiếp tục có xu hướng giảm cả về số người nhiễm và tử vong, tuy nhiên vẫn chưa đảm bảo tính bền vững. Dịch HIV/AIDS ở Việt Nam vẫn tiềm ẩn những yếu tố nguy cơ bùng phát nếu như không có những biện pháp can thiệp mạnh mẽ và hiệu quả.
Hiện nay, khó khăn lớn trong công tác phòng chống dịch bệnh HIV/AIDS là kiến thức của nhóm thanh thiếu niên về lĩnh vực này còn thấp, hơn 50% thanh thiếu niên chưa hiểu biết đầy đủ về HIV/AIDS. Nhận thức của người dân nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng miền núi còn hạn chế.
Một khó khăn nữa trong công tác phòng chống dịch bệnh này hiện nay là sự chuyển đổi hình thái nhiễm HIV theo xu hướng lây qua quan hệ tình dục gia tăng (chiếm gần 40%) khiến việc triển khai các biện pháp phòng chống gian nan hơn.
Ông Ân cho hay, dịch HIV vẫn là một thảm họa của loài người, gây ra nỗi thống khổ to lớn cho các quốc gia, cộng đồng và các gia đình trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, công tác phòng chống dịch bệnh này vẫn là một nhiệm vụ trọng tâm vừa có tính cấp bách vừa có tính lâu dài và cần có sự tham gia của toàn xã hội.
Vì vậy, Chính phủ Việt Nam quyết định phát động tháng hành động quốc gia về phòng chống HIV/AIDS năm 2011 (từ ngày 10/11 đến ngày 10/12) với chủ đề “Hướng tới không còn người mới nhiễm HIV,” nhằm tiếp tục nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi của cộng đồng đồng thời tạo động lực thúc đẩy sự tham gia của cả hệ thống chính trị vào công cuộc phòng chống dịch bệnh này./.
Thùy Giang (Vietnam+)