Cây trong rừng phòng hộ trên đèo Tằng Quái bị chặt phá gồm nhiều loại khác nhau, chủ yếu là những cây bản địa. (Ảnh: Xuân Tiến/TTXVN)
Theo chính quyền địa phương và lực lượng kiểm lâm, vụ phá rừng phòng hộ trên đèo Tằng Quái do người dân trong bản địa thực hiện để lấy đất làm nương (trồng dong riềng). (Ảnh: Xuân Tiến/TTXVN)
Những gốc cây rừng tại hiện trường rừng bị phá được người dân chặt hạ thủ công bằng dao, dấu vết tại vị trí chặt rất nham nhở. (Ảnh: Xuân Tiến/TTXVN)
Khu vực rừng phòng hộ trên đèo Tằng Quái bị chặt phá trái phép có chiều dài hằng trăm mét, chạy dọc lưng chừng núi.(Ảnh: Xuân Tiến/TTXVN)
Hiện trường vụ phá rừng phòng hộ trên đèo Tằng Quái chỉ cách đường quốc lộ 279 khoảng mấy trăm mét theo đường chim bay. (Ảnh: Xuân Tiến/TTXVN)
Hậu quả của vụ phá rừng khiến môi trường sinh cảnh, cảnh quan tự nhiên tại khu vực Tiểu khu 693 bị xâm hại, biến dạng nghiêm trọng, khó có khả năng phục hồi. (Ảnh: Xuân Tiến/TTXVN)
Vô số cây rừng thuộc rừng phòng hộ bị chặt hạ còn nằm tại hiện trường tại 3 vị trí thuộc Tiểu khu 693. (Ảnh: Xuân Tiến/TTXVN)
La liệt cành cây, thân cây rừng trạng thái rừng tái sinh thuộc rừng phòng hộ trên đèo Tằng Quái bị chặt hạ còn nằm tại hiện trường. (Ảnh: Xuân Tiến/TTXVN)
Một trong 3 địa điểm rừng quy hoạch rừng phòng hộ tại Tiểu khu 693 trên đèo Tằng Quái bị người dân chặt phá. (Ảnh: Xuân Tiến/TTXVN)
Cả 3 địa điểm rừng đã quy hoạch rừng phòng hộ trên đèo Tằng Quái bị chặt phá đều nằm gần nhau, thuộc Tiểu khu 693, với tổng diện tích rừng bị chặt phá hơn 5.440m2. (Ảnh: Xuân Tiến/TTXVN)
(TTXVN/Vietnam+)