Johnson & Johnson, Pfizer và Peugeot là ba trong nhiều tập đoàn lớn đang cứu trợ những ngân hàng gặp khó khăn của châu Âu - đây được coi là một sự đảo lộn vai trò giữa người cho vay và khách hàng.
Hiện nay, các ngân hàng châu Âu đang vật lộn để đảm bảo cung cấp tiền mặt cho hoạt động kinh doanh hàng ngày, đồng thời ngưng việc cho vay lẫn nhau, do lo sợ sự lây lan của khủng hoảng nợ.
Kết quả là một nhóm các doanh nghiệp tên tuổi, giàu tiền mặt với dòng tiền mạnh đã tham gia vào thị trường repo, nơi cung cấp một hình thức cho vay thường chỉ sử dụng giữa các ngân hàng với nhau hoặc với ngân hàng trung ương.
Hoạt động repo thường dành cho những nhà cung cấp tài chính mới với các bảo đảm nghiêm ngặt về tài sản thế chấp. Một người tham gia thị trường cho biết nhóm doanh nghiệp dẫn đầu hiện chiếm khoảng 25% giao dịch.
Một chuyên gia giám sát hoạt động repo tại Brussels (Bỉ) nói: "Trong quá khứ, các doanh nghiệp đã vui vẻ gửi tiền mặt trên cơ sở không bảo đảm vào các ngân hàng để hưởng lãi. Song hiện nay, theo sau khủng hoảng, chúng ta thấy các doanh nghiệp đang tham gia vào hoạt động repo có tài sản thế chấp cho số tiền mà họ cho vay".
Hiện tại, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) là người cung cấp tài chính chủ yếu cho các ngân hàng và đã bơm hàng tỷ euro tiền mặt vào thị trường. Tuy nhiên, các ngân hàng đã gửi lại hầu hết số tiền họ vay vào ECB hơn là cho vay lẫn nhau./.
Hiện nay, các ngân hàng châu Âu đang vật lộn để đảm bảo cung cấp tiền mặt cho hoạt động kinh doanh hàng ngày, đồng thời ngưng việc cho vay lẫn nhau, do lo sợ sự lây lan của khủng hoảng nợ.
Kết quả là một nhóm các doanh nghiệp tên tuổi, giàu tiền mặt với dòng tiền mạnh đã tham gia vào thị trường repo, nơi cung cấp một hình thức cho vay thường chỉ sử dụng giữa các ngân hàng với nhau hoặc với ngân hàng trung ương.
Hoạt động repo thường dành cho những nhà cung cấp tài chính mới với các bảo đảm nghiêm ngặt về tài sản thế chấp. Một người tham gia thị trường cho biết nhóm doanh nghiệp dẫn đầu hiện chiếm khoảng 25% giao dịch.
Một chuyên gia giám sát hoạt động repo tại Brussels (Bỉ) nói: "Trong quá khứ, các doanh nghiệp đã vui vẻ gửi tiền mặt trên cơ sở không bảo đảm vào các ngân hàng để hưởng lãi. Song hiện nay, theo sau khủng hoảng, chúng ta thấy các doanh nghiệp đang tham gia vào hoạt động repo có tài sản thế chấp cho số tiền mà họ cho vay".
Hiện tại, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) là người cung cấp tài chính chủ yếu cho các ngân hàng và đã bơm hàng tỷ euro tiền mặt vào thị trường. Tuy nhiên, các ngân hàng đã gửi lại hầu hết số tiền họ vay vào ECB hơn là cho vay lẫn nhau./.
Trà My (TTXVN/Vietnam+)