Ngày 29/9, UPS - tập đoàn vận tải hàng đầu trên thế giới đã công bố Khảo sát thường niên về tình hình hoạt động kinh doanh của khu vực châu Á (ABM).
Và theo UPS, 86% chủ các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) của Việt Nam tin tưởng rằng họ đóng vai trò then chốt quyết định tương lai của nền kinh tế nước nhà; đồng thời cũng lạc quan về những triển vọng phát triển kinh doanh đang được mở ra trước mắt.
2010 - năm đầu tiên Việt Nam được tham gia vào Cuộc Khảo sát ABM do UPS tổ chức với đối tượng là các SME của các nước trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Cuộc khảo sát này đã được tiến hành với sự tham gia của khoảng 1.350 nhân sự cấp cao, đứng đầu các SME từ 13 quốc gia và vùng lãnh thổ như Việt Nam, Australia, Trung Quốc, Hongkong (Trung Quốc), Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Philippines, Singapore, lãnh thổ Đài Loan và Thái Lan.
Theo kết quả khảo sát, 59% doanh nghiệp Việt Nam lạc quan cho rằng kinh tế khu vực châu Á-Thái Bình Dương sẽ tiếp tục phát triển, 9% cho rằng nền kinh tế khu vực có chiều hướng đi xuống và 32% còn lại cho rằng sẽ giữ nguyên như cũ.
Việt Nam là thị trường lạc quan thứ nhì trong khu vực về triển vọng phát triển kinh doanh trong năm 2010 với 72% doanh nghiệp được khảo sát cho rằng công ty của họ sẽ hoạt động tốt hơn trong năm nay (các doanh nghiệp Ấn Độ lạc quan nhất về triển vọng này với tỷ lệ lên tới 85%).
Mặc dù 9/10 các SME Việt Nam chú trọng vào kinh doanh tại thị trường châu Á-Thái Bình Dương, thế nhưng các doanh nghiệp Việt Nam vẫn trông đợi vào sự tăng trưởng ở các khu vực khác. 81% chủ doanh nghiệp dự đoán rằng những hoạt động kinh doanh trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương của Việt Nam vẫn sẽ tăng trưởng trong năm nay, song song đó, hoạt động kinh doanh ở thị trường Bắc Mỹ sẽ tăng lên 61% và châu Âu sẽ tăng lên 60%.
Kinh doanh quốc tế góp phần rất lớn giúp Việt Nam trở thành một thị trường phát triển nhanh, 58% các SME Việt Nam cho rằng kinh doanh quốc tế có những tác động rất tích cực và mở ra nhiều vận hội mới cho hoạt động kinh doanh của họ.
Cũng theo kết quả này, các doanh nghiệp Việt Nam cho rằng Kiến trúc-Xây dựng, Công nghệ thông tin và Du lịch là những ngành chủ lực trong năm 2010.
Mặc dù nền kinh tế Việt Nam được ước đoán là sẽ tăng trưởng trong năm nay, thế nhưng các chủ doanh nghiệp vẫn đang đối mặt với rất nhiều thách thức, trong đó vấn đề đau đầu nhất với 7/10 chủ SME Việt Nam là tài chính-chi phí, tiếp theo là các vấn đề về lãi suất tín dụng (46%), trong khi áp lực cạnh tranh chỉ xếp thứ 3 với khoảng 40%.
Các SME Việt Nam cũng cho rằng các chính sách hỗ trợ từ phía Chính phủ là rất cần thiết để giúp họ nâng cao sức cạnh tranh... Ông Jeff McLean, Tổng giám đốc UPS Việt Nam nhận định, ABM 2010 đã đưa ra một đúc kết rất quan trọng, đó là các SME Việt Nam rất cần sự hỗ trợ từ Chính phủ để phát triển và giúp cho các nhãn hàng Việt Nam thực sự có chỗ đứng trong thị trường khu vực nói riêng và toàn cầu nói chung trong những năm tới.../.
Và theo UPS, 86% chủ các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) của Việt Nam tin tưởng rằng họ đóng vai trò then chốt quyết định tương lai của nền kinh tế nước nhà; đồng thời cũng lạc quan về những triển vọng phát triển kinh doanh đang được mở ra trước mắt.
2010 - năm đầu tiên Việt Nam được tham gia vào Cuộc Khảo sát ABM do UPS tổ chức với đối tượng là các SME của các nước trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Cuộc khảo sát này đã được tiến hành với sự tham gia của khoảng 1.350 nhân sự cấp cao, đứng đầu các SME từ 13 quốc gia và vùng lãnh thổ như Việt Nam, Australia, Trung Quốc, Hongkong (Trung Quốc), Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Philippines, Singapore, lãnh thổ Đài Loan và Thái Lan.
Theo kết quả khảo sát, 59% doanh nghiệp Việt Nam lạc quan cho rằng kinh tế khu vực châu Á-Thái Bình Dương sẽ tiếp tục phát triển, 9% cho rằng nền kinh tế khu vực có chiều hướng đi xuống và 32% còn lại cho rằng sẽ giữ nguyên như cũ.
Việt Nam là thị trường lạc quan thứ nhì trong khu vực về triển vọng phát triển kinh doanh trong năm 2010 với 72% doanh nghiệp được khảo sát cho rằng công ty của họ sẽ hoạt động tốt hơn trong năm nay (các doanh nghiệp Ấn Độ lạc quan nhất về triển vọng này với tỷ lệ lên tới 85%).
Mặc dù 9/10 các SME Việt Nam chú trọng vào kinh doanh tại thị trường châu Á-Thái Bình Dương, thế nhưng các doanh nghiệp Việt Nam vẫn trông đợi vào sự tăng trưởng ở các khu vực khác. 81% chủ doanh nghiệp dự đoán rằng những hoạt động kinh doanh trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương của Việt Nam vẫn sẽ tăng trưởng trong năm nay, song song đó, hoạt động kinh doanh ở thị trường Bắc Mỹ sẽ tăng lên 61% và châu Âu sẽ tăng lên 60%.
Kinh doanh quốc tế góp phần rất lớn giúp Việt Nam trở thành một thị trường phát triển nhanh, 58% các SME Việt Nam cho rằng kinh doanh quốc tế có những tác động rất tích cực và mở ra nhiều vận hội mới cho hoạt động kinh doanh của họ.
Cũng theo kết quả này, các doanh nghiệp Việt Nam cho rằng Kiến trúc-Xây dựng, Công nghệ thông tin và Du lịch là những ngành chủ lực trong năm 2010.
Mặc dù nền kinh tế Việt Nam được ước đoán là sẽ tăng trưởng trong năm nay, thế nhưng các chủ doanh nghiệp vẫn đang đối mặt với rất nhiều thách thức, trong đó vấn đề đau đầu nhất với 7/10 chủ SME Việt Nam là tài chính-chi phí, tiếp theo là các vấn đề về lãi suất tín dụng (46%), trong khi áp lực cạnh tranh chỉ xếp thứ 3 với khoảng 40%.
Các SME Việt Nam cũng cho rằng các chính sách hỗ trợ từ phía Chính phủ là rất cần thiết để giúp họ nâng cao sức cạnh tranh... Ông Jeff McLean, Tổng giám đốc UPS Việt Nam nhận định, ABM 2010 đã đưa ra một đúc kết rất quan trọng, đó là các SME Việt Nam rất cần sự hỗ trợ từ Chính phủ để phát triển và giúp cho các nhãn hàng Việt Nam thực sự có chỗ đứng trong thị trường khu vực nói riêng và toàn cầu nói chung trong những năm tới.../.
Hà Huy Hiệp (TTXVN/Vietnam+)