Theo mạng tin "ctvnews.ca" của Canada, doanh số bán lẻ trên thị trường 17 quốc gia Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) trong tháng 10/2012 đã giảm đáng kể so với dự đoán của hầu hết các nhà phân tích.
Điều này có thể sẽ làm gia tăng áp lực đối với Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) trong việc cắt giảm lãi suất cho vay sớm hơn.
Cơ quan thống kê của Liên minh châu Âu (Eurostat) cho biết doanh số bán lẻ của Eurozone trong tháng 10 vừa qua đã giảm 1,2% so với tháng trước đó, đánh dấu mức sụt giảm mạnh nhất kể từ tháng 4/2012.
Những số liệu này một lần nữa chứng tỏ rằng người tiêu dùng trên toàn khu vực ngày một thiếu niềm tin đối với triển vọng kinh tế và vẫn còn "thắt chặt hầu bao."
Doanh số bán hàng ngoài lương thực và thực phẩm đã sụt giảm nghiêm trọng trong tháng 10, nhất là ở Đức. Sau 2 quý suy giảm sản lượng công nghiệp liên tiếp, Eurozone đã chính thức quay trở lại suy thoái kinh tế, với tỷ lệ thất nghiệp ở mức cao kỷ lục 11,7%, khu vực này hiện đang có tới 18,7 triệu người không có công ăn việc làm.
Howard Archer, Trưởng nhóm chuyên gia kinh tế của IHS Global Insight, cho biết: "Triển vọng đối với chi tiêu tiêu dùng của người dân Eurozone trong ngắn hạn là rất đáng lo ngại bởi nó chịu tác động bởi nhiều yếu tố, bao gồm sự suy giảm niềm tin của người tiêu dùng, tỷ lệ thất nghiệp cao đang có xu hướng tiếp tục tăng, tăng trưởng tiền lương giậm chân tại chỗ và việc thắt chặt chính sách tài chính ở nhiều quốc gia."
Theo Eurostat, trong khi 5 quốc gia ở tâm chấn của cuộc khủng hoảng nợ châu Âu, gồm: Hy Lạp, Síp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Italia, đang ở trong tình trạng suy thoái tồi tệ nhất, các nền kinh tế khác bao gồm cả cường quốc Đức, cũng đang nhìn thấy sự suy giảm rõ rệt trong nhu cầu tiêu thụ hàng hóa. Doanh số bán lẻ của Đức trong tháng 10/2012 đã giảm đến mức đáng kinh ngạc 2,8%.
Báo cáo trên được công bố chỉ một ngày trước khi ECB tiến hành cuộc họp về việc có nên tiếp tục cắt giảm lãi suất hiện đang ở mức thấp kỷ lục 0,75%. Hầu hết các chuyên gia kinh tế đều tin rằng ECB sẽ không thực hiện việc cắt giảm tại thời điểm này, mặc dù các chỉ số kinh tế gần đây là rất nghiêm trọng, đã đặt ra tình huống tiến thoái lưỡng nan cho ECB.
Marie Diron, cố vấn kinh tế cao cấp tại Ernst & Young, nói: "ECB rất khó có lý do để cắt giảm lãi suất trong cuộc họp cuối ngày 6/12". Theo ông, việc cắt giảm như vậy sẽ không có nhiều tác động đối với một nền kinh tế khi cơ chế truyền dẫn vẫn còn bị suy giảm.
Một cuộc khảo sát riêng biệt đối với các thị trường của Eurozone đã củng cố thêm niềm tin rằng suy thoái kinh tế trong khu vực đồng tiền chung châu Âu đang tiếp tục diễn ra trong quý 4/2012. Mặc dù chỉ số quản lý thu mua hàng tháng - thước đo cơ bản cho các hoạt động kinh doanh, của công ty thông tin tài chính Markit đã được điều chỉnh tăng lên 46,5 trong tháng 10 năm nay, so với ước tính trước đó là 45,8, nhưng với thang điểm dưới 50, chứng tỏ rằng các hoạt động kinh doanh của liên minh tiền tệ này đang tiếp tục suy giảm./.
Điều này có thể sẽ làm gia tăng áp lực đối với Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) trong việc cắt giảm lãi suất cho vay sớm hơn.
Cơ quan thống kê của Liên minh châu Âu (Eurostat) cho biết doanh số bán lẻ của Eurozone trong tháng 10 vừa qua đã giảm 1,2% so với tháng trước đó, đánh dấu mức sụt giảm mạnh nhất kể từ tháng 4/2012.
Những số liệu này một lần nữa chứng tỏ rằng người tiêu dùng trên toàn khu vực ngày một thiếu niềm tin đối với triển vọng kinh tế và vẫn còn "thắt chặt hầu bao."
Doanh số bán hàng ngoài lương thực và thực phẩm đã sụt giảm nghiêm trọng trong tháng 10, nhất là ở Đức. Sau 2 quý suy giảm sản lượng công nghiệp liên tiếp, Eurozone đã chính thức quay trở lại suy thoái kinh tế, với tỷ lệ thất nghiệp ở mức cao kỷ lục 11,7%, khu vực này hiện đang có tới 18,7 triệu người không có công ăn việc làm.
Howard Archer, Trưởng nhóm chuyên gia kinh tế của IHS Global Insight, cho biết: "Triển vọng đối với chi tiêu tiêu dùng của người dân Eurozone trong ngắn hạn là rất đáng lo ngại bởi nó chịu tác động bởi nhiều yếu tố, bao gồm sự suy giảm niềm tin của người tiêu dùng, tỷ lệ thất nghiệp cao đang có xu hướng tiếp tục tăng, tăng trưởng tiền lương giậm chân tại chỗ và việc thắt chặt chính sách tài chính ở nhiều quốc gia."
Theo Eurostat, trong khi 5 quốc gia ở tâm chấn của cuộc khủng hoảng nợ châu Âu, gồm: Hy Lạp, Síp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Italia, đang ở trong tình trạng suy thoái tồi tệ nhất, các nền kinh tế khác bao gồm cả cường quốc Đức, cũng đang nhìn thấy sự suy giảm rõ rệt trong nhu cầu tiêu thụ hàng hóa. Doanh số bán lẻ của Đức trong tháng 10/2012 đã giảm đến mức đáng kinh ngạc 2,8%.
Báo cáo trên được công bố chỉ một ngày trước khi ECB tiến hành cuộc họp về việc có nên tiếp tục cắt giảm lãi suất hiện đang ở mức thấp kỷ lục 0,75%. Hầu hết các chuyên gia kinh tế đều tin rằng ECB sẽ không thực hiện việc cắt giảm tại thời điểm này, mặc dù các chỉ số kinh tế gần đây là rất nghiêm trọng, đã đặt ra tình huống tiến thoái lưỡng nan cho ECB.
Marie Diron, cố vấn kinh tế cao cấp tại Ernst & Young, nói: "ECB rất khó có lý do để cắt giảm lãi suất trong cuộc họp cuối ngày 6/12". Theo ông, việc cắt giảm như vậy sẽ không có nhiều tác động đối với một nền kinh tế khi cơ chế truyền dẫn vẫn còn bị suy giảm.
Một cuộc khảo sát riêng biệt đối với các thị trường của Eurozone đã củng cố thêm niềm tin rằng suy thoái kinh tế trong khu vực đồng tiền chung châu Âu đang tiếp tục diễn ra trong quý 4/2012. Mặc dù chỉ số quản lý thu mua hàng tháng - thước đo cơ bản cho các hoạt động kinh doanh, của công ty thông tin tài chính Markit đã được điều chỉnh tăng lên 46,5 trong tháng 10 năm nay, so với ước tính trước đó là 45,8, nhưng với thang điểm dưới 50, chứng tỏ rằng các hoạt động kinh doanh của liên minh tiền tệ này đang tiếp tục suy giảm./.
Thanh Hải (TTXVN)