Trong phiên giao dịch 14/9, đồng USD xuống giá so với đồng euro, sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tung ra chương trình nới lỏng có định lượng lần 3 (QE3), nhằm thúc đẩy nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Tại thị trường Tokyo, đồng euro tăng lên 1,3029 USD, so với mức 1,2986 USD trong phiên giao dịch ngày 13/9 tại New York. Song "đồng bạc xanh" lại lên giá so với đồng yen Nhật Bản, từ 77,48 yen trong phiên giao dịch trước tại Mỹ lên 77,63 yen. Trong khi đó, đồng tiền chung châu Âu được giao dịch ở mức 101,15 yen/euro, giảm so với mức 100,61 yen/euro trong phiên 13/9 tại New York.
Ngày 13/9, FED đã quyết định tung ra QE3, trong nỗ lực củng cố và thúc đẩy đà phục hồi còn mong manh của kinh tế Mỹ. Theo đó, ngay từ ngày 14/9, FED sẽ khởi động chiến dịch mới mua lại các trái phiếu có liên quan tới thế chấp.
Trong tháng Chín này, FED dự kiến tung ra 23 tỷ USD và sau đó mỗi tháng sẽ tung ra 40 tỷ USD để mua trái phiếu. Tối thiểu từ nay đến cuối năm FED sẽ tung thêm khoảng 85 tỷ USD vào thị trường.
Nhà phân tích Hiromichi Shirakawa thuộc Credit Suisse nhận định động thái mới của FED sẽ gia tăng sức ép lên Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) phải tung ra thêm biện pháp nới lỏng tiền tệ, trong bối cảnh đồng yen tăng giá tác động tiêu cực đến lĩnh vực xuất khẩu của nền kinh tế lớn thứ ba thế giới này.
Dự kiến, BoJ sẽ mở rộng quy mô chương trình mua tài sản trị giá 70.000 tỷ yen (900 tỷ USD) thêm khoảng 10.000 tỷ yen tại cuộc họp vào cuối tháng 10 tới.
Phiên này, đồng USD giảm giá so với đồng baht (Thái Lan), đồng rupee (Ấn Độ), đồng peso (Philippiness), đồng TWD (Đài Loan), đồng won (Hàn Quốc), đồng rupiah (Indonesia) và đồng SGD (Singapore)./.
Tại thị trường Tokyo, đồng euro tăng lên 1,3029 USD, so với mức 1,2986 USD trong phiên giao dịch ngày 13/9 tại New York. Song "đồng bạc xanh" lại lên giá so với đồng yen Nhật Bản, từ 77,48 yen trong phiên giao dịch trước tại Mỹ lên 77,63 yen. Trong khi đó, đồng tiền chung châu Âu được giao dịch ở mức 101,15 yen/euro, giảm so với mức 100,61 yen/euro trong phiên 13/9 tại New York.
Ngày 13/9, FED đã quyết định tung ra QE3, trong nỗ lực củng cố và thúc đẩy đà phục hồi còn mong manh của kinh tế Mỹ. Theo đó, ngay từ ngày 14/9, FED sẽ khởi động chiến dịch mới mua lại các trái phiếu có liên quan tới thế chấp.
Trong tháng Chín này, FED dự kiến tung ra 23 tỷ USD và sau đó mỗi tháng sẽ tung ra 40 tỷ USD để mua trái phiếu. Tối thiểu từ nay đến cuối năm FED sẽ tung thêm khoảng 85 tỷ USD vào thị trường.
Nhà phân tích Hiromichi Shirakawa thuộc Credit Suisse nhận định động thái mới của FED sẽ gia tăng sức ép lên Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) phải tung ra thêm biện pháp nới lỏng tiền tệ, trong bối cảnh đồng yen tăng giá tác động tiêu cực đến lĩnh vực xuất khẩu của nền kinh tế lớn thứ ba thế giới này.
Dự kiến, BoJ sẽ mở rộng quy mô chương trình mua tài sản trị giá 70.000 tỷ yen (900 tỷ USD) thêm khoảng 10.000 tỷ yen tại cuộc họp vào cuối tháng 10 tới.
Phiên này, đồng USD giảm giá so với đồng baht (Thái Lan), đồng rupee (Ấn Độ), đồng peso (Philippiness), đồng TWD (Đài Loan), đồng won (Hàn Quốc), đồng rupiah (Indonesia) và đồng SGD (Singapore)./.
Trà My (TTXVN)