Thông báo của công ty hóa chất đa quốc gia lớn thứ hai thế giới Dow Chemical Co. có trụ sở tại thành phố Midland, bang Michigan, Mỹ cho biết, ngày 8/10 họ đã ký với công ty dầu lửa Saudi Aramco của Arập Xêút một thỏa thuận liên doanh xây dựng tổ hợp nhà máy hóa chất lớn nhất thế giới tại quốc gia Trung Đông nhiều dầu mỏ nhất thế giới này.
Tổng vốn đầu tư của dự án Sadara Chemical - do Chủ tịch Aramco Khalid Al Falih và Chủ tịch Dow Chemical Andrew Liveris ký kết - dự kiến khoảng 20 tỷ USD, trong đó Dow Chemical và Aramco cùng hùn vốn 12 tỷ USD và số tiền còn lại sẽ gọi vốn từ việc bán cổ phần của Sadara trong hai năm 2014 và 2015.
Tổ hợp nhà máy sẽ được xây dựng tại khu công nghiệp Jubail nằm cạnh bờ vùng Vịnh, cách thành phố Dammam 100km về phía Tây Bắc. Dự án Sadara có tổng số 26 công trình-nhà máy và sẽ là khu liên hợp hóa chất có quy mô lớn nhất thế giới.
Sản phẩm đầu tiên của Sadara Chemical dự kiến ra lò trong sáu tháng cuối năm 2015 và đến năm 2016 toàn bộ dây chuyền sản xuất của nhà máy sẽ đi vào hoạt động, với doanh thu hàng năm ước đạt 10 tỷ USD.
Sản phẩm chính của khu liên hợp này gồm các loại hóa chất và nhựa sử dụng trong lĩnh vực năng lượng, và các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, với kế hoạch nhắm đến các thị trường đang phát triển nhanh như Trung Quốc, Trung Đông, Đông Âu và châu Phi.
Khi hoàn thành và đi vào hoạt động, công suất của khu liên hợp này mỗi năm đạt khoảng 3,3 triệu tấn hóa chất dùng để chế tạo hàng loạt mặt hàng như phụ tùng ôtô và đồ bao gói thức ăn.
Với thỏa thuận khổng lồ này, Dow Chemical sẽ được quyền tiếp cận nguồn hydrocácbon (có trong dầu lửa, than đá và khí đốt tự nhiên) giá cực rẻ của vương quốc Arập Xêút để sản xuất các hóa chất đặc dụng.
Dự án này nằm trong chiến lược của Dow Chemical chuyển từ việc sản xuất các mặt hàng truyền thống là nhựa sang sản xuất các nguyên vật liệu đặc chủng sử dụng cho việc sản xuất các mặt hàng điện tử và các sản phẩm tiêu dùng khác.
Trong khi đó, với Arập Xêút, thỏa thuận ký với Dow Chemical sẽ thúc đẩy chủ trương đa dạng hóa cơ sở hạ tầng công nghiệp, giảm bớt sự lệ thuộc vào việc sản xuất xăng dầu. Dự án này trù tính sẽ tạo ra công ăn việc làm cho hàng trăm người Arập Xêút ngay trong giai đọan đầu, trong đó bao gồm cả việc đào tạo các kỹ sư, công nhân tay nghề cao.
Với việc ký kết dự án trên, Dow Chemical khẳng định các nền kinh tế đang có chiều hướng yếu đi ở châu Âu không ảnh hưởng tới lợi nhuận của công ty, được dự kiến có mức tăng trung bình khoảng 16% trong thời gian trước mắt.
Dow Chemical Company là công ty lớn thứ hai thế giới tính về thu nhập, đứng thứ ba thế giới tính về vốn, xếp sau công ty BASF và DuPont.
Các sản phẩm nhựa, hóa chất và các sản phẩm nông nghiệp của Dow Chemical hiện có mặt tại 175 quốc gia với hơn 46.000 nhân viên. Dow Chemical được đánh giá là một trong những tập đoàn đa quốc gia làm ăn sinh lời nhất của thế giới.
Doanh thu của công ty năm 2010 đạt 53,7 tỷ USD, tăng 26% so với năm 2009, trong đó riêng doanh thu tại các thị trường đang nổi đạt 16 tỷ USD.
Với doanh thu năm 2010 đạt 9 tỷ USD, tăng 25% tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Dow Chemical có kế hoạch tăng đầu tư để tiếp tục mở rộng sự hiện diện tại khu vực này, trong đó có các thị trường như Thái Lan, Hàn Quốc, Trung Quốc và Việt Nam./.
Tổng vốn đầu tư của dự án Sadara Chemical - do Chủ tịch Aramco Khalid Al Falih và Chủ tịch Dow Chemical Andrew Liveris ký kết - dự kiến khoảng 20 tỷ USD, trong đó Dow Chemical và Aramco cùng hùn vốn 12 tỷ USD và số tiền còn lại sẽ gọi vốn từ việc bán cổ phần của Sadara trong hai năm 2014 và 2015.
Tổ hợp nhà máy sẽ được xây dựng tại khu công nghiệp Jubail nằm cạnh bờ vùng Vịnh, cách thành phố Dammam 100km về phía Tây Bắc. Dự án Sadara có tổng số 26 công trình-nhà máy và sẽ là khu liên hợp hóa chất có quy mô lớn nhất thế giới.
Sản phẩm đầu tiên của Sadara Chemical dự kiến ra lò trong sáu tháng cuối năm 2015 và đến năm 2016 toàn bộ dây chuyền sản xuất của nhà máy sẽ đi vào hoạt động, với doanh thu hàng năm ước đạt 10 tỷ USD.
Sản phẩm chính của khu liên hợp này gồm các loại hóa chất và nhựa sử dụng trong lĩnh vực năng lượng, và các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, với kế hoạch nhắm đến các thị trường đang phát triển nhanh như Trung Quốc, Trung Đông, Đông Âu và châu Phi.
Khi hoàn thành và đi vào hoạt động, công suất của khu liên hợp này mỗi năm đạt khoảng 3,3 triệu tấn hóa chất dùng để chế tạo hàng loạt mặt hàng như phụ tùng ôtô và đồ bao gói thức ăn.
Với thỏa thuận khổng lồ này, Dow Chemical sẽ được quyền tiếp cận nguồn hydrocácbon (có trong dầu lửa, than đá và khí đốt tự nhiên) giá cực rẻ của vương quốc Arập Xêút để sản xuất các hóa chất đặc dụng.
Dự án này nằm trong chiến lược của Dow Chemical chuyển từ việc sản xuất các mặt hàng truyền thống là nhựa sang sản xuất các nguyên vật liệu đặc chủng sử dụng cho việc sản xuất các mặt hàng điện tử và các sản phẩm tiêu dùng khác.
Trong khi đó, với Arập Xêút, thỏa thuận ký với Dow Chemical sẽ thúc đẩy chủ trương đa dạng hóa cơ sở hạ tầng công nghiệp, giảm bớt sự lệ thuộc vào việc sản xuất xăng dầu. Dự án này trù tính sẽ tạo ra công ăn việc làm cho hàng trăm người Arập Xêút ngay trong giai đọan đầu, trong đó bao gồm cả việc đào tạo các kỹ sư, công nhân tay nghề cao.
Với việc ký kết dự án trên, Dow Chemical khẳng định các nền kinh tế đang có chiều hướng yếu đi ở châu Âu không ảnh hưởng tới lợi nhuận của công ty, được dự kiến có mức tăng trung bình khoảng 16% trong thời gian trước mắt.
Dow Chemical Company là công ty lớn thứ hai thế giới tính về thu nhập, đứng thứ ba thế giới tính về vốn, xếp sau công ty BASF và DuPont.
Các sản phẩm nhựa, hóa chất và các sản phẩm nông nghiệp của Dow Chemical hiện có mặt tại 175 quốc gia với hơn 46.000 nhân viên. Dow Chemical được đánh giá là một trong những tập đoàn đa quốc gia làm ăn sinh lời nhất của thế giới.
Doanh thu của công ty năm 2010 đạt 53,7 tỷ USD, tăng 26% so với năm 2009, trong đó riêng doanh thu tại các thị trường đang nổi đạt 16 tỷ USD.
Với doanh thu năm 2010 đạt 9 tỷ USD, tăng 25% tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Dow Chemical có kế hoạch tăng đầu tư để tiếp tục mở rộng sự hiện diện tại khu vực này, trong đó có các thị trường như Thái Lan, Hàn Quốc, Trung Quốc và Việt Nam./.
Thái Hùng (TTXVN/Vietnam+)