Theo báo cáo tổng kết chín tháng của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, tính đến hết tháng 9/2012, du lịch Việt Nam thu hút 4.853.155 lượt khách quốc tế, phục vụ khoảng 25,5 triệu lượt khách nội địa, tổng thu du lịch đạt khoảng 110 ngàn tỷ đồng, lần lượt tăng 13%, 6,6 % và 15% so với cùng kỳ năm trước.
Mức tăng trưởng này được đánh giá là đáng khích lệ trong bối cảnh khó khăn chung của cả nền kinh tế thế giới cũng như trong nước, song lãnh đạo Bộ thừa nhận ngành còn tồn tại nhiều khó khăn, hạn chế.
Tiêu biểu như quy hoạch phát triển du lịch cấp vùng, cấp tỉnh vẫn thiếu và chưa đồng bộ; tình trạng phát triển tự phát các khu du lịch, sử dụng, khai thác không hợp lý tài nguyên du lịch, nhất là nguồn tài nguyên du lịch biển; kinh phí nhà nước đầu tư cho công tác xúc tiến quảng bá điểm đến còn rất hạn chế, đặc biệt so với ngân sách của các nước trong khu vực…
Bên cạnh đó, du lịch Việt còn thiếu sự phối hợp, liên kết giữa các doanh nghiệp du lịch và sản phẩm du lịch độc đáo, hấp dẫn và có khả năng cạnh tranh. Việc nâng giá, ép giá đối với du khách, đặc biệt vào các dịp nghỉ lễ chưa được xử lý triệt để; bán hàng rong, đeo bám khách du lịch tại các khu du lịch trọng điểm vẫn tái diễn…
Chính vì thế trong ba tháng cuối năm 2012, Bộ đặt ra nhiệm vụ trọng tâm cần tăng cường chấn chỉnh tình trạng xâm hại môi trường du lịch. Tập trung giải quyết chèo kéo, tăng giá, ép giá khách.
Lãnh đạo ngành cũng yêu cầu các địa phương gấp rút hoàn thành kế hoạch 70% điểm du lịch trong cả nước có nhà vệ sinh công cộng đạt tiêu chuẩn và chuẩn bị tổ chức các hoạt động trong chương trình Năm Du lịch quốc gia Đồng bằng sông Hồng-Hải Phòng 2013./.
Mức tăng trưởng này được đánh giá là đáng khích lệ trong bối cảnh khó khăn chung của cả nền kinh tế thế giới cũng như trong nước, song lãnh đạo Bộ thừa nhận ngành còn tồn tại nhiều khó khăn, hạn chế.
Tiêu biểu như quy hoạch phát triển du lịch cấp vùng, cấp tỉnh vẫn thiếu và chưa đồng bộ; tình trạng phát triển tự phát các khu du lịch, sử dụng, khai thác không hợp lý tài nguyên du lịch, nhất là nguồn tài nguyên du lịch biển; kinh phí nhà nước đầu tư cho công tác xúc tiến quảng bá điểm đến còn rất hạn chế, đặc biệt so với ngân sách của các nước trong khu vực…
Bên cạnh đó, du lịch Việt còn thiếu sự phối hợp, liên kết giữa các doanh nghiệp du lịch và sản phẩm du lịch độc đáo, hấp dẫn và có khả năng cạnh tranh. Việc nâng giá, ép giá đối với du khách, đặc biệt vào các dịp nghỉ lễ chưa được xử lý triệt để; bán hàng rong, đeo bám khách du lịch tại các khu du lịch trọng điểm vẫn tái diễn…
Chính vì thế trong ba tháng cuối năm 2012, Bộ đặt ra nhiệm vụ trọng tâm cần tăng cường chấn chỉnh tình trạng xâm hại môi trường du lịch. Tập trung giải quyết chèo kéo, tăng giá, ép giá khách.
Lãnh đạo ngành cũng yêu cầu các địa phương gấp rút hoàn thành kế hoạch 70% điểm du lịch trong cả nước có nhà vệ sinh công cộng đạt tiêu chuẩn và chuẩn bị tổ chức các hoạt động trong chương trình Năm Du lịch quốc gia Đồng bằng sông Hồng-Hải Phòng 2013./.
Xuân Mai (Vietnam+)