Trung tâm Khuyến nông khuyến ngư Quốc gia, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, đã nghiên cứu, chuyển giao hàng chục giống càphê vối cho các doanh nghiệp, nông hộ sản xuất đại trà tại các vùng sinh thái Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đồng Nai...
Các giống càphê này gồm TR4, TR5, TR6, TR7, TR8, TR9, TR10, TR12, TR13...
Các địa phương ở Tây Nguyên có độ cao trên 500m so với mực nước biển, hoặc vùng trung du các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên Huế... mở rộng các vùng trồng càphê chè với các giống mới như Catimor, Arabica, TN1, TN2, TH1...
Đây là những giống càphê cho năng suất cao, hạt lớn, kháng bệnh, nhất là bệnh gỉ sắt, đáp ứng tốt yêu cầu xuất khẩu.
Trung tâm phổ biến rộng rãi quy trình kỹ thuật tưới nước cho cây càphê từ tưới phun mưa, tưới gốc đến tưới nhỏ giọt, nhằm sử dụng tiết kiệm nước, hạ giá thành.
Đồng thời khuyến cáo các doanh nghiệp, các nông hộ trồng càphê mở rộng diện tích trồng cây che bóng, chắn gió, ủ gốc cho cây càphê vào mùa khô; tăng cường sử dụng phân hữu cơ, tận dụng các chất tàn dư thực vật trên vườn để cải tạo đất; bón phân vô cơ cân đối kết hợp với phân hữu cơ, phân vi sinh để tăng chất lượng càphê...
Hiện nay, cả nước có khoảng 520.000ha càphê (riêng các tỉnh Tây Nguyên chiếm 90% diện tích) với năng suất trung bình 17 đến trên 20 tạ càphê nhân/ha, mỗi năm đạt sản lượng trên 1 triệu tấn càphê nhân.
Ngành càphê đã tạo nhiều việc làm, tăng thu nhập, góp phần cải thiện đời sống của người lao động, đặc biệt là đồng bào các dân tộc ở Tây Nguyên./.
Các giống càphê này gồm TR4, TR5, TR6, TR7, TR8, TR9, TR10, TR12, TR13...
Các địa phương ở Tây Nguyên có độ cao trên 500m so với mực nước biển, hoặc vùng trung du các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên Huế... mở rộng các vùng trồng càphê chè với các giống mới như Catimor, Arabica, TN1, TN2, TH1...
Đây là những giống càphê cho năng suất cao, hạt lớn, kháng bệnh, nhất là bệnh gỉ sắt, đáp ứng tốt yêu cầu xuất khẩu.
Trung tâm phổ biến rộng rãi quy trình kỹ thuật tưới nước cho cây càphê từ tưới phun mưa, tưới gốc đến tưới nhỏ giọt, nhằm sử dụng tiết kiệm nước, hạ giá thành.
Đồng thời khuyến cáo các doanh nghiệp, các nông hộ trồng càphê mở rộng diện tích trồng cây che bóng, chắn gió, ủ gốc cho cây càphê vào mùa khô; tăng cường sử dụng phân hữu cơ, tận dụng các chất tàn dư thực vật trên vườn để cải tạo đất; bón phân vô cơ cân đối kết hợp với phân hữu cơ, phân vi sinh để tăng chất lượng càphê...
Hiện nay, cả nước có khoảng 520.000ha càphê (riêng các tỉnh Tây Nguyên chiếm 90% diện tích) với năng suất trung bình 17 đến trên 20 tạ càphê nhân/ha, mỗi năm đạt sản lượng trên 1 triệu tấn càphê nhân.
Ngành càphê đã tạo nhiều việc làm, tăng thu nhập, góp phần cải thiện đời sống của người lao động, đặc biệt là đồng bào các dân tộc ở Tây Nguyên./.
Quang Huy (TTXVN/Vietnam+)