Gần 400 đại biểu đại diện các bộ, ban, ngành Trung ương, các địa phương, các tổ chức khoa học và công nghệ, doanh nghiệp khoa học và công nghệ tiêu biểu, các chuyên gia, nhà khoa học hàng đầu của Việt Nam đã tham dự Hội nghị “Tiếp tục đổi mới cơ bản, toàn diện và đồng bộ cơ chế quản lý, hoạt động và tổ chức khoa học và công nghệ,” tổ chức ngày 15/12, tại Hà Nội.
Hội nghị nhằm tổng kết 7 năm thực hiện Đề án đổi mới cơ chế quản lý Khoa học và Công nghệ được Thủ tướng chính phủ phê duyệt ngày 28/9/2004; cho ý kiến vào Đề án “Tiếp tục đổi mới cơ bản, toàn diện và đồng bộ cơ chế quản lý, hoạt động và tổ chức khoa học và công nghệ” giai đoạn đến năm 2015.
Phát biểu kết luận Hội nghị, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh việc thực hiện hiệu quả Đề án đổi mới cơ chế quản lý Khoa học và Công nghệ đã đem lại kết quả cụ thể, tạo nên chuyển biến rất quan trọng trong phát triển khoa học và công nghệ của Việt Nam.
Phó Thủ tướng cơ bản nhất trí với mục tiêu và giải pháp được đề cập đến trong Đề án “Tiếp tục đổi mới cơ bản, toàn diện và đồng bộ cơ chế quản lý, hoạt động và tổ chức khoa học và công nghệ.” Đề án sẽ góp phần tiếp tục đổi mới cơ bản, toàn diện và đồng bộ tổ chức, cơ chế quản lý, cơ chế hoạt động khoa học và công nghệ, nâng cao tiềm lực, trình độ, chất lượng, hiệu quả hoạt động khoa học và công nghệ theo hướng hội nhập quốc tế, phục vụ phát triển kinh tế-xã hội nhanh và bền vững, xây dựng cơ sở để hình thành nền kinh tế tri thức ở Việt Nam.
Về hoạt động khoa học và công nghệ trong thời gian tới, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Khoa học và Công nghệ tiếp tục hoàn thiện các nội dung, phương thức quản lý chương trình nghiên cứu gắn với khoa học, với nghiên cứu công nghệ nền tảng theo hướng ngày càng hiệu quả hơn. Cần hình thành chương trình quốc gia về nghiên cứu khoa học cơ bản và khoa học xã hội trong thời gian 10 năm; đồng thời làm tốt công tác huy động, tập trung nguồn lực khoa học và công nghệ trong cả nước để Việt Nam trở thành một nước mạnh trên các lĩnh vực công nghệ thông tin, nông nghiệp và y tế.
Bộ cần xây dựng quy chế quản lý các chương trình khoa học và công nghệ theo hướng tạo dựng môi trường khoa học lành mạnh, hấp dẫn để tạo động lực cho người tham gia công tác nghiên cứu khoa học và công nghệ; chú trọng công tác đãi ngộ cho người có đóng góp cao và khai thác tốt hơn tiềm năng hợp tác quốc tế trong hoạt động khoa học và công nghệ...
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đề nghị Bộ Khoa học và Công nghệ hoàn thiện nội dung Đề án “Tiếp tục đổi mới cơ bản, toàn diện và đồng bộ cơ chế quản lý, hoạt động và tổ chức khoa học và công nghệ” giai đoạn đến năm 2015, báo cáo Thường trực Chính phủ trước ngày 15/1/2012.
Sau 7 năm thực hiện Đề án đổi mới cơ chế quản lý khoa học và công nghệ (2004-2011), hoạt động khoa học và công nghệ ở Việt Nam đã có nhiều đổi mới, năng lực và tiềm lực khoa học của đất nước được nâng cao theo hướng hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ. Hàm lượng công nghệ trong nhiều sản phẩm đã làm tăng chất lượng nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
Đội ngũ cán bộ khoa học được tạo điều kiện tốt hơn về hạ tầng và trang thiết bị nghiên cứu, hệ thống các tổ chức khoa học và công nghệ được hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi. Thị trường công nghệ bước đầu được hình thành để thúc đẩy ứng dụng, chuyển giao công nghệ, thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học, gắn kết hoạt động nghiên cứu, đào tạo đại học với nhu cầu của doanh nghiệp.
Hệ thống pháp luật về khoa học và công nghệ được hoàn thiện theo hướng tạo hành lang pháp lý đồng bộ, môi trường khoa học minh bạch và thông thoáng để thúc đẩy sự phát triển bền vững của khoa học và công nghệ…/.
Hội nghị nhằm tổng kết 7 năm thực hiện Đề án đổi mới cơ chế quản lý Khoa học và Công nghệ được Thủ tướng chính phủ phê duyệt ngày 28/9/2004; cho ý kiến vào Đề án “Tiếp tục đổi mới cơ bản, toàn diện và đồng bộ cơ chế quản lý, hoạt động và tổ chức khoa học và công nghệ” giai đoạn đến năm 2015.
Phát biểu kết luận Hội nghị, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh việc thực hiện hiệu quả Đề án đổi mới cơ chế quản lý Khoa học và Công nghệ đã đem lại kết quả cụ thể, tạo nên chuyển biến rất quan trọng trong phát triển khoa học và công nghệ của Việt Nam.
Phó Thủ tướng cơ bản nhất trí với mục tiêu và giải pháp được đề cập đến trong Đề án “Tiếp tục đổi mới cơ bản, toàn diện và đồng bộ cơ chế quản lý, hoạt động và tổ chức khoa học và công nghệ.” Đề án sẽ góp phần tiếp tục đổi mới cơ bản, toàn diện và đồng bộ tổ chức, cơ chế quản lý, cơ chế hoạt động khoa học và công nghệ, nâng cao tiềm lực, trình độ, chất lượng, hiệu quả hoạt động khoa học và công nghệ theo hướng hội nhập quốc tế, phục vụ phát triển kinh tế-xã hội nhanh và bền vững, xây dựng cơ sở để hình thành nền kinh tế tri thức ở Việt Nam.
Về hoạt động khoa học và công nghệ trong thời gian tới, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Khoa học và Công nghệ tiếp tục hoàn thiện các nội dung, phương thức quản lý chương trình nghiên cứu gắn với khoa học, với nghiên cứu công nghệ nền tảng theo hướng ngày càng hiệu quả hơn. Cần hình thành chương trình quốc gia về nghiên cứu khoa học cơ bản và khoa học xã hội trong thời gian 10 năm; đồng thời làm tốt công tác huy động, tập trung nguồn lực khoa học và công nghệ trong cả nước để Việt Nam trở thành một nước mạnh trên các lĩnh vực công nghệ thông tin, nông nghiệp và y tế.
Bộ cần xây dựng quy chế quản lý các chương trình khoa học và công nghệ theo hướng tạo dựng môi trường khoa học lành mạnh, hấp dẫn để tạo động lực cho người tham gia công tác nghiên cứu khoa học và công nghệ; chú trọng công tác đãi ngộ cho người có đóng góp cao và khai thác tốt hơn tiềm năng hợp tác quốc tế trong hoạt động khoa học và công nghệ...
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đề nghị Bộ Khoa học và Công nghệ hoàn thiện nội dung Đề án “Tiếp tục đổi mới cơ bản, toàn diện và đồng bộ cơ chế quản lý, hoạt động và tổ chức khoa học và công nghệ” giai đoạn đến năm 2015, báo cáo Thường trực Chính phủ trước ngày 15/1/2012.
Sau 7 năm thực hiện Đề án đổi mới cơ chế quản lý khoa học và công nghệ (2004-2011), hoạt động khoa học và công nghệ ở Việt Nam đã có nhiều đổi mới, năng lực và tiềm lực khoa học của đất nước được nâng cao theo hướng hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ. Hàm lượng công nghệ trong nhiều sản phẩm đã làm tăng chất lượng nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
Đội ngũ cán bộ khoa học được tạo điều kiện tốt hơn về hạ tầng và trang thiết bị nghiên cứu, hệ thống các tổ chức khoa học và công nghệ được hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi. Thị trường công nghệ bước đầu được hình thành để thúc đẩy ứng dụng, chuyển giao công nghệ, thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học, gắn kết hoạt động nghiên cứu, đào tạo đại học với nhu cầu của doanh nghiệp.
Hệ thống pháp luật về khoa học và công nghệ được hoàn thiện theo hướng tạo hành lang pháp lý đồng bộ, môi trường khoa học minh bạch và thông thoáng để thúc đẩy sự phát triển bền vững của khoa học và công nghệ…/.
Nguyễn Bích Thủy (TTXVN/Vietnam+)