Liên minh châu Âu (EU) đang bị chia rẽ vì kế hoạch cải tổ Chính sách Nông nghiệp Chung (CAP), với Anh đứng đầu một nhóm nhỏ các nước ủng hộ, trong khi Đức và Pháp chưa tìm được tiếng nói chung để phản đối kế hoạch này.
Tại cuộc họp ngày 1/6 của các bộ trưởng nông nghiệp EU ở trung tâm nông nghiệp Merida của Tây Ban Nha, Bộ trưởng Nông nghiệp Anh Caroline Spelman chỉ trích CAP hiện nay của EU là một cơ chế trợ giá tốn kém phục vụ một nền nông nghiệp không hiệu quả.
Bà cho biết London muốn EU cắt giảm và định hướng lại cách chi tiêu trong CAP, đồng thời bày tỏ tin tưởng rằng tình hình kinh tế khó khăn mà châu Âu đang phải đối mặt sẽ khiến nhiều nước ủng hộ lập trường của bà.
Anh từ lâu vẫn kêu gọi cắt giảm chi tiêu cho nông nghiệp trong EU để dồn tiền cho các lĩnh vực khác như tăng cường khả năng cạnh tranh của nền kinh tế toàn khối, tạo điều kiện để nông dân tự điều chỉnh theo các luật lệ thị trường, và chống biến đổi khí hậu.
Phát biểu của bà Spelman ngay lập tức đã vấp phải sự phản đối của Pháp, nước được hưởng lợi nhiều nhất từ CAP.
Bộ trưởng Nông nghiệp nước này Bruno Le Maire tuyên bố Paris sẽ "làm việc" với Đức nhằm tìm kiếm lập trường chung phản đối kế hoạch cải tổ CAP trước khi Ủy ban châu Âu (EC) công bố kế hoạch này.
Đầu năm nay, Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy cũng đã cảnh báo ông "sẵn sàng gây khủng hoảng" trong EU để bảo vệ nông dân Pháp.
Là đối tác lâu năm của Pháp trong đàm phán về CAP, Đức muốn sát cánh với Pháp trong vấn đề cải tổ chính sách chung này, nhưng hai nước còn bất đồng về mức độ điều chỉnh các qui định nhằm bảo vệ nông dân trước những biến động của thị trường.
Theo Bộ trưởng Nông nghiệp Đức Ilse Aigner, sự khác biệt này là "không thể thương lượng được," trong khi một thành viên trong phái đoàn Đức khẳng định "Pháp đi xa hơn Đức" trong vấn đề điều chỉnh thị trường.
Tuy nhiên, bên lề cuộc họp, đoàn Đức khẳng định ngân sách dành cho CAP phải được giữ ổn định sau năm 2013.
Mặc dù được Pháp và Đức chọn làm đối tác liên minh chống lại Anh, Ba Lan vẫn ngần ngại vì cho rằng họ bị đối xử không công bằng theo tiêu chí phân bổ tiền trợ giá hiện nay của EU.
Ba Lan nhận được 2,03 tỷ euro tiền trợ giá nông nghiệp trong năm 2009, so với 9,5 tỷ dành cho Pháp cùng thời gian này.
CAP của EU chiếm tới 40% tổng ngân sách chi tiêu hàng năm của tổ chức này và là nguồn gốc gây căng thẳng giữa các nước giàu và nước nghèo trong đàm phán về tự do hóa thương mại toàn cầu.
Trong bối cảnh EU đang đối mặt với khủng hoảng kinh tế và khủng hoảng nợ, cộng với sức ép giảm trợ giá nông nghiệp vì lợi ích của các nước đang phát triển, Ủy ban châu Âu dự định tháng 11 tới sẽ công bố các đề xuất liên quan kế hoạch sửa đổi CAP với hy vọng CAP mới có hiệu lực vào ngày 1/1/2014./.
Tại cuộc họp ngày 1/6 của các bộ trưởng nông nghiệp EU ở trung tâm nông nghiệp Merida của Tây Ban Nha, Bộ trưởng Nông nghiệp Anh Caroline Spelman chỉ trích CAP hiện nay của EU là một cơ chế trợ giá tốn kém phục vụ một nền nông nghiệp không hiệu quả.
Bà cho biết London muốn EU cắt giảm và định hướng lại cách chi tiêu trong CAP, đồng thời bày tỏ tin tưởng rằng tình hình kinh tế khó khăn mà châu Âu đang phải đối mặt sẽ khiến nhiều nước ủng hộ lập trường của bà.
Anh từ lâu vẫn kêu gọi cắt giảm chi tiêu cho nông nghiệp trong EU để dồn tiền cho các lĩnh vực khác như tăng cường khả năng cạnh tranh của nền kinh tế toàn khối, tạo điều kiện để nông dân tự điều chỉnh theo các luật lệ thị trường, và chống biến đổi khí hậu.
Phát biểu của bà Spelman ngay lập tức đã vấp phải sự phản đối của Pháp, nước được hưởng lợi nhiều nhất từ CAP.
Bộ trưởng Nông nghiệp nước này Bruno Le Maire tuyên bố Paris sẽ "làm việc" với Đức nhằm tìm kiếm lập trường chung phản đối kế hoạch cải tổ CAP trước khi Ủy ban châu Âu (EC) công bố kế hoạch này.
Đầu năm nay, Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy cũng đã cảnh báo ông "sẵn sàng gây khủng hoảng" trong EU để bảo vệ nông dân Pháp.
Là đối tác lâu năm của Pháp trong đàm phán về CAP, Đức muốn sát cánh với Pháp trong vấn đề cải tổ chính sách chung này, nhưng hai nước còn bất đồng về mức độ điều chỉnh các qui định nhằm bảo vệ nông dân trước những biến động của thị trường.
Theo Bộ trưởng Nông nghiệp Đức Ilse Aigner, sự khác biệt này là "không thể thương lượng được," trong khi một thành viên trong phái đoàn Đức khẳng định "Pháp đi xa hơn Đức" trong vấn đề điều chỉnh thị trường.
Tuy nhiên, bên lề cuộc họp, đoàn Đức khẳng định ngân sách dành cho CAP phải được giữ ổn định sau năm 2013.
Mặc dù được Pháp và Đức chọn làm đối tác liên minh chống lại Anh, Ba Lan vẫn ngần ngại vì cho rằng họ bị đối xử không công bằng theo tiêu chí phân bổ tiền trợ giá hiện nay của EU.
Ba Lan nhận được 2,03 tỷ euro tiền trợ giá nông nghiệp trong năm 2009, so với 9,5 tỷ dành cho Pháp cùng thời gian này.
CAP của EU chiếm tới 40% tổng ngân sách chi tiêu hàng năm của tổ chức này và là nguồn gốc gây căng thẳng giữa các nước giàu và nước nghèo trong đàm phán về tự do hóa thương mại toàn cầu.
Trong bối cảnh EU đang đối mặt với khủng hoảng kinh tế và khủng hoảng nợ, cộng với sức ép giảm trợ giá nông nghiệp vì lợi ích của các nước đang phát triển, Ủy ban châu Âu dự định tháng 11 tới sẽ công bố các đề xuất liên quan kế hoạch sửa đổi CAP với hy vọng CAP mới có hiệu lực vào ngày 1/1/2014./.
(TTXVN/Vietnam+)