Ngày 17/8, trên thị trường châu Á, đồng euro có một phiên trồi sụt khá mạnh sau khi cuộc họp cấp cao giữa các nhà lãnh đạo Pháp và Đức không thể trấn an giới đầu tư về cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu.
Tại Tokyo phiên này, đồng euro có thời điểm giảm sâu xuống 1,4352 USD/euro, từ mức 1,4406 USD/euro lúc đóng cửa phiên trước tại New York, trước khi phục hồi lên 1,4405 USD/euro vào cuối phiên.
So với yen Nhật, đồng euro cũng giảm xuống 110,49 yen/euro, so với 110,67 yen/euro cuối phiên trước tại New York và 110,41 yen/euro chiều hôm trước tại Tokyo.
Tại cuộc họp ngày 16/8, Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy và Thủ tướng Đức Angela Merkel kêu gọi tăng cường các biện pháp quản trị kinh tế tại khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) để vực dậy lòng tin trong khối, song theo giới phân tích những đề xuất mà hai nhà lãnh đạo đưa ra không có tác dụng trấn an giới đầu tư.
Phát biểu sau cuộc họp ở Paris, ông Sarkozy và bà Merkel cho biết họ sẽ đưa ra cơ chế thuế giao dịch tài chính cho toàn EU và đề xuất thành lập một cơ quan quản trị của Eurozone do Chủ tịch Liên minh châu Âu (EU) Herman van Rompuy đứng đầu.
Tuy nhiên, hai nhà lãnh đạo lại khiến không ít người thất vọng khi tuyên bố không ủng hộ ý tưởng phát hành trái phiếu châu Âu để giải quyết vấn đề nợ của các nước thành viên Eurozone, đồng thời cho rằng không cần tăng thêm quy mô quỹ cứu trợ trị giá 440 tỷ euro (634 tỷ USD).
Nobuyoshi Kuroiwa, Phó Tổng giám đốc phụ trách ngoại hối thuộc ngân hàng Hachijuni Bank ở Tokyo, nhận xét cuộc họp giữa Pháp và Đức không mang lại bất kỳ giải pháp rõ ràng nào và điều này càng thúc đẩy làn sóng bán ra đồng euro.
Sức ép bán ra đối với đồng euro cũng tăng sau khi Đức - nền kinh tế lớn nhất châu Âu - thông báo GDP quý 2 năm 2011 chỉ tăng 0,1%.
Trong khi đó, mặc dù ngân hàng trung ương Thụy Sĩ đã tiến hành can thiệp vào thị trường tiền tệ, với việc bơm 80 tỷ franc (101 tỷ USD) vào thị trường, biện pháp này vẫn không thể chặn đà lên giá của đồng franc so với đồng euro và USD.
Ngày 17/8, đồng franc Thụy Sĩ tiếp tục tăng 1,17% so với đồng USD lên 0,7867 france/USD, và tăng 1,57% so với đồng euro lên 1,1285 franc/euro.
Như vậy, đồng franc Thụy Sĩ đã tăng khoảng 25% so với đồng USD và 20% so với euro kể từ năm 2009, và thậm chí hồi tuần trước đã tiệm cận mức ngang giá với đồng euro và đạt mức cao kỷ lục 0,7085 franc/USD, trong bối cảnh giới đầu tư đổ xô tìm kiếm "nơi trú ẩn an toàn" do những lo ngại về vấn đề nợ công ở các nền kinh tế phát triển và sự tăng trưởng èo uột của nền kinh tế.
Hồi tuần trước, các quan chức hàng đầu trong ngân hàng trung ương Thụy Sĩ cho biết họ đang tính tới mọi biện pháp để kiềm chế sự lên giá của đồng nội tệ, trong đó có khả năng cố định với đồng euro.
Cũng tại Tokyo phiên giao dịch buổi chiều, đồng USD giảm nhẹ so với yen Nhật, từ 76,75 yen/USD phiên trước tại New York xuống 76,68 yen/USD.
Hồi tuần trước, đồng yên Nhật, vốn được coi như nơi trú ẩn an toàn giữa những rối loạn trên thị trường, đã leo sát mức cao nhất kể từ sau Thế chiến thứ hai khi trao đổi ở mức 76,25 yen/USD.
Vào đầu tháng 8, Nhật Bản đã can thiệp vào thị trường với việc bán ra đồng yên và mua vào USD, đồng thời tỏ dấu hiệu sẵn sàng có thêm các biện pháp để chặn sự lên giá của đồng nội tệ.
Daisuke Karakama, nhà kinh tế thị trường thuộc bộ phận ngoại hối của ngân hàng Mizuho Coroprate Bank cho biết giới giao dịch đang tìm kiếm các nhân tố mới trước khi quyết định có đẩy đồng yên phá kỷ lục hay không.
Theo ông, tình hình hiện nay cũng gây khó cho nhiều nhà đầu tư trong việc xác định hướng đi rõ ràng trong bối cảnh thị trường đang chờ đợi bài phát biểu của Chủ tịch FED Ben Bernanke vào ngày 26/8.
Trong khi đó, USD lại lên giá so với các đồng tiền khác của châu Á, như đồng đôla Singapore (1,2035 SGD/USD), đồng won Hàn Quốc (1.070,81 won/USD), đôla Đài Loan (28,93 TWD/USD), rupiah Indonesia (8.530,75 rupiah/USD), peso Philippines (42,44 peso/USD) và baht Thái (42,30 baht/USD)./.
Tại Tokyo phiên này, đồng euro có thời điểm giảm sâu xuống 1,4352 USD/euro, từ mức 1,4406 USD/euro lúc đóng cửa phiên trước tại New York, trước khi phục hồi lên 1,4405 USD/euro vào cuối phiên.
So với yen Nhật, đồng euro cũng giảm xuống 110,49 yen/euro, so với 110,67 yen/euro cuối phiên trước tại New York và 110,41 yen/euro chiều hôm trước tại Tokyo.
Tại cuộc họp ngày 16/8, Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy và Thủ tướng Đức Angela Merkel kêu gọi tăng cường các biện pháp quản trị kinh tế tại khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) để vực dậy lòng tin trong khối, song theo giới phân tích những đề xuất mà hai nhà lãnh đạo đưa ra không có tác dụng trấn an giới đầu tư.
Phát biểu sau cuộc họp ở Paris, ông Sarkozy và bà Merkel cho biết họ sẽ đưa ra cơ chế thuế giao dịch tài chính cho toàn EU và đề xuất thành lập một cơ quan quản trị của Eurozone do Chủ tịch Liên minh châu Âu (EU) Herman van Rompuy đứng đầu.
Tuy nhiên, hai nhà lãnh đạo lại khiến không ít người thất vọng khi tuyên bố không ủng hộ ý tưởng phát hành trái phiếu châu Âu để giải quyết vấn đề nợ của các nước thành viên Eurozone, đồng thời cho rằng không cần tăng thêm quy mô quỹ cứu trợ trị giá 440 tỷ euro (634 tỷ USD).
Nobuyoshi Kuroiwa, Phó Tổng giám đốc phụ trách ngoại hối thuộc ngân hàng Hachijuni Bank ở Tokyo, nhận xét cuộc họp giữa Pháp và Đức không mang lại bất kỳ giải pháp rõ ràng nào và điều này càng thúc đẩy làn sóng bán ra đồng euro.
Sức ép bán ra đối với đồng euro cũng tăng sau khi Đức - nền kinh tế lớn nhất châu Âu - thông báo GDP quý 2 năm 2011 chỉ tăng 0,1%.
Trong khi đó, mặc dù ngân hàng trung ương Thụy Sĩ đã tiến hành can thiệp vào thị trường tiền tệ, với việc bơm 80 tỷ franc (101 tỷ USD) vào thị trường, biện pháp này vẫn không thể chặn đà lên giá của đồng franc so với đồng euro và USD.
Ngày 17/8, đồng franc Thụy Sĩ tiếp tục tăng 1,17% so với đồng USD lên 0,7867 france/USD, và tăng 1,57% so với đồng euro lên 1,1285 franc/euro.
Như vậy, đồng franc Thụy Sĩ đã tăng khoảng 25% so với đồng USD và 20% so với euro kể từ năm 2009, và thậm chí hồi tuần trước đã tiệm cận mức ngang giá với đồng euro và đạt mức cao kỷ lục 0,7085 franc/USD, trong bối cảnh giới đầu tư đổ xô tìm kiếm "nơi trú ẩn an toàn" do những lo ngại về vấn đề nợ công ở các nền kinh tế phát triển và sự tăng trưởng èo uột của nền kinh tế.
Hồi tuần trước, các quan chức hàng đầu trong ngân hàng trung ương Thụy Sĩ cho biết họ đang tính tới mọi biện pháp để kiềm chế sự lên giá của đồng nội tệ, trong đó có khả năng cố định với đồng euro.
Cũng tại Tokyo phiên giao dịch buổi chiều, đồng USD giảm nhẹ so với yen Nhật, từ 76,75 yen/USD phiên trước tại New York xuống 76,68 yen/USD.
Hồi tuần trước, đồng yên Nhật, vốn được coi như nơi trú ẩn an toàn giữa những rối loạn trên thị trường, đã leo sát mức cao nhất kể từ sau Thế chiến thứ hai khi trao đổi ở mức 76,25 yen/USD.
Vào đầu tháng 8, Nhật Bản đã can thiệp vào thị trường với việc bán ra đồng yên và mua vào USD, đồng thời tỏ dấu hiệu sẵn sàng có thêm các biện pháp để chặn sự lên giá của đồng nội tệ.
Daisuke Karakama, nhà kinh tế thị trường thuộc bộ phận ngoại hối của ngân hàng Mizuho Coroprate Bank cho biết giới giao dịch đang tìm kiếm các nhân tố mới trước khi quyết định có đẩy đồng yên phá kỷ lục hay không.
Theo ông, tình hình hiện nay cũng gây khó cho nhiều nhà đầu tư trong việc xác định hướng đi rõ ràng trong bối cảnh thị trường đang chờ đợi bài phát biểu của Chủ tịch FED Ben Bernanke vào ngày 26/8.
Trong khi đó, USD lại lên giá so với các đồng tiền khác của châu Á, như đồng đôla Singapore (1,2035 SGD/USD), đồng won Hàn Quốc (1.070,81 won/USD), đôla Đài Loan (28,93 TWD/USD), rupiah Indonesia (8.530,75 rupiah/USD), peso Philippines (42,44 peso/USD) và baht Thái (42,30 baht/USD)./.
Phương Thảo (TTXVN/Vietnam+)