Ngày 14/4, Công ty Cổ phần FPT, mã chứng khoán FPT đã tổ chức đại hội cổ đông 2011 tại Hà Nội. Theo số liệu được đưa ra bởi Ban kiểm soát FPT, đại hội có sự tham dự của 156 cổ đông và người được ủy quyền, đại diện cho 160.227.150 cổ phần, tương ứng với 74,17% cổ phần có quyền biểu quyết.
Báo cáo của Phó Chủ tịch HĐQT (Hội đồng quản trị) FPT Bùi Quang Ngọc tại đại hội cho biết, kết thúc năm tài chính 2011, tổng doanh thu của FPT đạt 25.978 tỷ đồng, đạt 105,87% so với kế hoạch đã được HĐQT thông qua đầu năm và đạt hơn 97% so với kế hoạch điều chỉnh tăng giữa năm, tăng hơn 27% so với năm 2010.
Ông Ngọc cũng nhấn mạnh về những kết quả nổi bật của HĐQT FPT năm 2011 gồm: Tái cấu trúc sở hữu FPT Software, FPT IS và FPT Trading; Thay đổi Ban Điều hành FPT; Quyết định rút khỏi dự án đầu tư vào EVN Telecom.
Theo Phó Chủ tịch HĐQT FPT, trong năm 2012, các kế hoạch đầu tư của HĐQT FPT gồm mở rộng và nâng cấp hạ tầng mạng đường trục viễn thông; đầu tư đường trục viễn thông Bắc-Nam; kế hoạch đầu tư xây dựng khu Campus Đại học và Phần mềm FPT tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc theo giai đoạn; Đầu tư văn phòng cho các lĩnh vực kinh doanh tại Khu chế xuất Tân Thuận, quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh; Đầu tư vào việc phát triển Chuỗi bán lẻ Kỹ thuật số FPT với quy mô 150 cửa hàng; Đầu tư vào các hoạt động M&A và Đầu tư vào các giải pháp công nghệ hạ tầng.
HĐQT cũng trình Đại hội thông qua ngân sách thù lao của HĐQT năm 2012 là 5,4 tỷ đồng.
Đại diện cho ban điều hành, Tổng Giám đốc FPT Trương Đình Anh cho biết, mức lãi sau thuế cổ đông công ty mẹ đạt 1.681,8 tỷ đồng, đạt mức tăng trưởng cao nhất, lên tới 33%. Với mức lợi nhuận này, lãi cơ bản trên mỗi cổ phiếu của FPT năm 2011 đạt 7.806,5 đồng, tăng 19,4%.
Đại Hội đồng cổ đông FPT đã biểu quyết thông qua mức cổ tức chi trả bằng tiền mặt năm 2011 là 20%, tương đương 2.000 đồng/cổ phiếu (cổ tức đã tạm ứng là 10%). Cổ tức bằng cổ phiếu là 25% (4 cổ phần hiện hữu được chia thêm 1 cổ phần mới).
HĐQT công ty và Ban điều hành FPT quyết tâm triển khai mục tiêu tăng trưởng cao trong năm 2012: Doanh thu tăng 21%, lợi nhuận tăng 22% so với 2011. FPT dự kiến chia cổ tức năm 2012 bằng tiền mặt không dưới 1.500đ/cổ phiếu (15% trên mệnh giá) và không quá 3.000 đồng/cổ phiếu (30% trên mệnh giá). Mức chia cổ tức bằng tiền mặt của cả năm 2012 sẽ do ĐHĐCĐ thường niên năm 2013 quyết định.
Kế hoạch thu nhập trên cổ phiếu sau pha loãng đạt 7.466 đồng/CP.
Đại hội cũng đã thông qua việc thay đổi số lượng thành viên HĐQT từ 11 xuống còn 7 thành viên, trong đó có ba thành viên mới được bầu gồm ông Lê Song Lai, Phó tổng giám đốc Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC, được SCIC đề cử); ông Jean Charles Belliol (quốc tịch Pháp) - Trưởng đại diện của Trí Tín quốc tế tại Hà Nội, do Quỹ Red River Holding đề cử; và bà Lê Nữ Thùy Dương - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần May và Xây dựng Huy Hoàng, do Orchird Fund đề cử.
Bốn thành viên HĐQT FPT khóa 2012-2017 đang làm việc tại FPT gồm các ông Trương Gia Bình (Chủ tịch), Bùi Quang Ngọc (Phó Chủ tịch), Đỗ Cao Bảo và Trương Đình Anh (Tổng Giám đốc).
Các thành viên HĐQT khóa trước của FPT rút lui khỏi HĐQT nhiệm kỳ này ngoài một thành viên độc lập người nước ngoài là ông Jonathon Ralph Alexander Waugh, 6 người còn lại gồm các ông bà: Trương Thị Thanh Thanh, Lê Quang Tiến, Hoàng Minh Châu, Hoàng Nam Tiến, Nguyễn Điệp Tùng, Nguyễn Thành Nam đều là những thành viên kỳ cựu của FPT, hiện đang nắm các vị trí chủ chốt trong bộ máy điều hành của FPT và các công ty thành viên của FPT.
Theo đại diện FPT, những thành viên này sẽ có mặt trong Hội đồng sáng lập FPT trực thuộc HĐQT gồm 13 người: Trương Gia Bình, Lê Quang Tiến, Bùi Quang Ngọc, Đỗ Cao Bảo, Hoàng Minh Châu, Trương Thị Thanh Thanh, Nguyễn Thành Nam, Hoàng Nam Tiến, Trương Đình Anh, Nguyễn Điệp Tùng, Trần Quốc Hoài, Lê Trường Tùng và Phan Ngô Tống Hưng.
Vai trò của Hội đồng sáng lập này chủ yếu là tư vấn, khuyến nghị cho các quyết sách, chiến lược của HĐQT và gìn giữ các giá trị cốt lõi của FPT.
Ngoài hai thành viên nhiệm kỳ trước tái đắc cử là Nguyễn Việt Thắng, Nguyễn Khải Hoàn, Ban kiểm soát FPT cũng có thay đổi với một thành viên mới là Cao Duy Hà. /.
Báo cáo của Phó Chủ tịch HĐQT (Hội đồng quản trị) FPT Bùi Quang Ngọc tại đại hội cho biết, kết thúc năm tài chính 2011, tổng doanh thu của FPT đạt 25.978 tỷ đồng, đạt 105,87% so với kế hoạch đã được HĐQT thông qua đầu năm và đạt hơn 97% so với kế hoạch điều chỉnh tăng giữa năm, tăng hơn 27% so với năm 2010.
Ông Ngọc cũng nhấn mạnh về những kết quả nổi bật của HĐQT FPT năm 2011 gồm: Tái cấu trúc sở hữu FPT Software, FPT IS và FPT Trading; Thay đổi Ban Điều hành FPT; Quyết định rút khỏi dự án đầu tư vào EVN Telecom.
Theo Phó Chủ tịch HĐQT FPT, trong năm 2012, các kế hoạch đầu tư của HĐQT FPT gồm mở rộng và nâng cấp hạ tầng mạng đường trục viễn thông; đầu tư đường trục viễn thông Bắc-Nam; kế hoạch đầu tư xây dựng khu Campus Đại học và Phần mềm FPT tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc theo giai đoạn; Đầu tư văn phòng cho các lĩnh vực kinh doanh tại Khu chế xuất Tân Thuận, quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh; Đầu tư vào việc phát triển Chuỗi bán lẻ Kỹ thuật số FPT với quy mô 150 cửa hàng; Đầu tư vào các hoạt động M&A và Đầu tư vào các giải pháp công nghệ hạ tầng.
HĐQT cũng trình Đại hội thông qua ngân sách thù lao của HĐQT năm 2012 là 5,4 tỷ đồng.
Đại diện cho ban điều hành, Tổng Giám đốc FPT Trương Đình Anh cho biết, mức lãi sau thuế cổ đông công ty mẹ đạt 1.681,8 tỷ đồng, đạt mức tăng trưởng cao nhất, lên tới 33%. Với mức lợi nhuận này, lãi cơ bản trên mỗi cổ phiếu của FPT năm 2011 đạt 7.806,5 đồng, tăng 19,4%.
Đại Hội đồng cổ đông FPT đã biểu quyết thông qua mức cổ tức chi trả bằng tiền mặt năm 2011 là 20%, tương đương 2.000 đồng/cổ phiếu (cổ tức đã tạm ứng là 10%). Cổ tức bằng cổ phiếu là 25% (4 cổ phần hiện hữu được chia thêm 1 cổ phần mới).
HĐQT công ty và Ban điều hành FPT quyết tâm triển khai mục tiêu tăng trưởng cao trong năm 2012: Doanh thu tăng 21%, lợi nhuận tăng 22% so với 2011. FPT dự kiến chia cổ tức năm 2012 bằng tiền mặt không dưới 1.500đ/cổ phiếu (15% trên mệnh giá) và không quá 3.000 đồng/cổ phiếu (30% trên mệnh giá). Mức chia cổ tức bằng tiền mặt của cả năm 2012 sẽ do ĐHĐCĐ thường niên năm 2013 quyết định.
Kế hoạch thu nhập trên cổ phiếu sau pha loãng đạt 7.466 đồng/CP.
Đại hội cũng đã thông qua việc thay đổi số lượng thành viên HĐQT từ 11 xuống còn 7 thành viên, trong đó có ba thành viên mới được bầu gồm ông Lê Song Lai, Phó tổng giám đốc Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC, được SCIC đề cử); ông Jean Charles Belliol (quốc tịch Pháp) - Trưởng đại diện của Trí Tín quốc tế tại Hà Nội, do Quỹ Red River Holding đề cử; và bà Lê Nữ Thùy Dương - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần May và Xây dựng Huy Hoàng, do Orchird Fund đề cử.
Bốn thành viên HĐQT FPT khóa 2012-2017 đang làm việc tại FPT gồm các ông Trương Gia Bình (Chủ tịch), Bùi Quang Ngọc (Phó Chủ tịch), Đỗ Cao Bảo và Trương Đình Anh (Tổng Giám đốc).
Các thành viên HĐQT khóa trước của FPT rút lui khỏi HĐQT nhiệm kỳ này ngoài một thành viên độc lập người nước ngoài là ông Jonathon Ralph Alexander Waugh, 6 người còn lại gồm các ông bà: Trương Thị Thanh Thanh, Lê Quang Tiến, Hoàng Minh Châu, Hoàng Nam Tiến, Nguyễn Điệp Tùng, Nguyễn Thành Nam đều là những thành viên kỳ cựu của FPT, hiện đang nắm các vị trí chủ chốt trong bộ máy điều hành của FPT và các công ty thành viên của FPT.
Theo đại diện FPT, những thành viên này sẽ có mặt trong Hội đồng sáng lập FPT trực thuộc HĐQT gồm 13 người: Trương Gia Bình, Lê Quang Tiến, Bùi Quang Ngọc, Đỗ Cao Bảo, Hoàng Minh Châu, Trương Thị Thanh Thanh, Nguyễn Thành Nam, Hoàng Nam Tiến, Trương Đình Anh, Nguyễn Điệp Tùng, Trần Quốc Hoài, Lê Trường Tùng và Phan Ngô Tống Hưng.
Vai trò của Hội đồng sáng lập này chủ yếu là tư vấn, khuyến nghị cho các quyết sách, chiến lược của HĐQT và gìn giữ các giá trị cốt lõi của FPT.
Ngoài hai thành viên nhiệm kỳ trước tái đắc cử là Nguyễn Việt Thắng, Nguyễn Khải Hoàn, Ban kiểm soát FPT cũng có thay đổi với một thành viên mới là Cao Duy Hà. /.
Diệu Khê (Vietnam+)