Sau khi FTA có hiệu lực, hai nước sẽ tiến hành loại bỏ một loạt thuế quanđối với các loại hàng hóa nhập khẩu từ mỗi nước. Ngoại trừ hàng hóa trong lĩnhvực dệt may và nông nghiệp, kể từ ngày hiệp định có hiệu lực, Hàn Quốc ngay lậptức dỡ bỏ thuế quan đối với 7.218 sản phẩm còn phía Mỹ là 6.176 sản phẩm.
Ngoài ra, Mỹ cũng ngay lập tức giảm 2,5% thuế đối với các phương tiện ô tônhập từ Hàn Quốc trong khi phía Hàn Quốc cũng giảm thuế đối với các loại xe doMỹ chế tạo từ 8% xuống còn 4% và dần sẽ giảm hoàn toàn trong vòng 4 năm tới.
Theo Bộ Ngoại giao và Thương mại Hàn Quốc, FTA giữa hai nước sẽ giúp cáccông ty nước này có cơ hội tiếp cận với các thị trường tại Mỹ, người tiêu dùngcó nhiều sự lựa chọn sản phẩm và tạo thêm 350.000 việc làm trong 10 năm tới.
Trong khi đó, những người ủng hộ của hai nước cho biết hiệp định trên sẽ giúpcủng cố mối quan hệ đối tác kinh tế giữa Mỹ và Hàn Quốc - một đồng minh chủ chốtở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Năm 2011, giá trị trao đổi thương mại songphương Hàn Quốc-Mỹ đã vượt mức 100 tỷ USD, trong đó xuất khẩu của Hàn Quốcsang Mỹ đạt 56,2 tỷ USD và hàng nhập khẩu từ Mỹ ở mức 52,1 tỷ USD.
Cùng ngày, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã điện đàm với người đồng cấp HànQuốc Lee Myung-bak để bày tỏ sự hoan nghênh khi hiệp định trên bắt đầu có hiệulực. Ông Obama nhấn mạnh việc thông qua Hiệp định trên là minh chứng rõ ràngnhất cho thấy quan hệ đối tác giữa hai nước, đồng thời hy vọng sẽ giúp tăngcường các khoản đầu tư, thương mại và tạo nhiều việc làm cho cả hai bên.
Đáp lại, nhà lãnh đạo Hàn Quốc cho biết ông tin tưởng rằng hiệp định trênsẽ là kiểu mẫu cho hoạt động thương mại tự do toàn cầu. Tổng thống Lee Myung-bakcũng bày tỏ mong muốn FTA giữa Mỹ và Hàn Quốc sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triểnkinh tế cũng như các quan hệ song phương.
Ngoài ra, hai nhà lãnh đạo cũng nhất trí sẽ hợp tác chặt chẽ trong Hộinghị Thượng đỉnh về an ninh hạt nhân dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 26 và 27/3 tớitại Seoul.
Đây là FTA lớn nhất của Mỹ kể từ sau khi nước này ký Hiệp định Tự dothương mại Bắc Mỹ với Canada và Mexico (NAFTA) năm 1994. Hiệp định này được ký kết cách đây gần 5 năm nhưng vấp phải sự phản đốimạnh mẽ từ các phe đối lập tại cả hai quốc gia do có sự xung đột về lợi íchtrong một số lĩnh vực công nghiệp và nông nghiệp, cũng như sự thay đổi chính phủở hai nước và cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu./.