Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương của nhóm bảy nước công nghiệp phát triển (G7) ở Iqaluit, miền Bắc Canada đã kết thúc ngày 6/2 với tuyên bố duy trì các chính sách kích thích kinh tế.
Phát biểu trong buổi họp báo sau hội nghị, Bộ trưởng Tài chính nước chủ nhà Jim Flaherty, người chủ trì hội nghị kéo dài hai ngày này, khẳng định tình hình kinh tế thế giới đã được cải thiện, song "vẫn còn những dấu hiệu buộc G7 vẫn phải tiếp tục chương trình kích thích kinh tế như đã cam kết".
Ông đánh giá cao nỗ lực hợp tác của các nước G7 trong việc xử lý triệt để những nguyên nhân tiềm ẩn của cuộc khủng hoảng.
Tuy nhiên, ông Flaherty cũng thừa nhận vai trò của G7 đã bị lu mờ so với nhóm 20 nền kinh tế đang phát triển (G20) trong việc giải quyết các vấn đề toàn cầu.
Ông cho biết tại hội nghị này, các đại biểu đã trao đổi thẳng thắn và cùng đưa ra những đề xuất quan trọng, tiến tới một "sân chơi" lớn hơn như G20.
Bộ trưởng Tài chính Anh Alistair Darling nói: "Tất cả chúng tôi đều cam kết duy trì hỗ trợ cho các nền kinh tế cho tới khi một sự hồi phục kinh tế vững chãi được thiết lập".
Người đứng đầu ngành Tài chính Mỹ Timothy Geithner cho rằng các nước phải đảm bảo không hủy hoại đà hồi phục kinh tế toàn cầu. Trong hội nghị, các bộ trưởng và thống đốc ngân hàng đều nhất trí rằng còn quá sớm để rút sự trợ giúp của chính phủ.
Liên quan đến tình hình kinh tế của Hy Lạp, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu Jean-Claude Trichet bày tỏ tin tưởng Aten sẽ đạt được những mục tiêu mới đầy khó khăn để hạn chế khoảng trống ngân sách của nước này, vốn đang phải hứng chịu mức thâm hụt ngân sách chiếm tới gần 13% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong năm qua.
Bộ trưởng Tài chính Pháp, bà Christine Lagarde cho biết các nước khu vực đồng tiền chung châu Âu sẽ giám sát chặt chẽ kế hoạch phục hồi kinh tế của Hy Lạp trong khi Chủ tịch nhóm các bộ trưởng tài chính khu vực đồng tiền chung Jean-Claude Juncker đã loại trừ khả năng Aten sẽ cần đến các khoản vay từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).
Đặc biệt, tại hội nghị lần này, các nước G7 đã cam kết sẽ xóa khoản toàn bộ số nợ còn lại cho Haiti, quốc gia vừa hứng chịu trận động đất kinh hoàng hôm 12/1 vừa qua, làm hơn 200.000 người thiệt mạng.
Ngoài Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc ngân hàng các nước thành viên (gồm Mỹ, Pháp, Đức, Italy, Nhật Bản, Anh và nước chủ nhà Canada), tham dự hội nghị G- lần này còn có các đại diện của IMF, Ngân hàng Thế giới (WB) và Ủy ban châu Âu (EC)./.
Phát biểu trong buổi họp báo sau hội nghị, Bộ trưởng Tài chính nước chủ nhà Jim Flaherty, người chủ trì hội nghị kéo dài hai ngày này, khẳng định tình hình kinh tế thế giới đã được cải thiện, song "vẫn còn những dấu hiệu buộc G7 vẫn phải tiếp tục chương trình kích thích kinh tế như đã cam kết".
Ông đánh giá cao nỗ lực hợp tác của các nước G7 trong việc xử lý triệt để những nguyên nhân tiềm ẩn của cuộc khủng hoảng.
Tuy nhiên, ông Flaherty cũng thừa nhận vai trò của G7 đã bị lu mờ so với nhóm 20 nền kinh tế đang phát triển (G20) trong việc giải quyết các vấn đề toàn cầu.
Ông cho biết tại hội nghị này, các đại biểu đã trao đổi thẳng thắn và cùng đưa ra những đề xuất quan trọng, tiến tới một "sân chơi" lớn hơn như G20.
Bộ trưởng Tài chính Anh Alistair Darling nói: "Tất cả chúng tôi đều cam kết duy trì hỗ trợ cho các nền kinh tế cho tới khi một sự hồi phục kinh tế vững chãi được thiết lập".
Người đứng đầu ngành Tài chính Mỹ Timothy Geithner cho rằng các nước phải đảm bảo không hủy hoại đà hồi phục kinh tế toàn cầu. Trong hội nghị, các bộ trưởng và thống đốc ngân hàng đều nhất trí rằng còn quá sớm để rút sự trợ giúp của chính phủ.
Liên quan đến tình hình kinh tế của Hy Lạp, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu Jean-Claude Trichet bày tỏ tin tưởng Aten sẽ đạt được những mục tiêu mới đầy khó khăn để hạn chế khoảng trống ngân sách của nước này, vốn đang phải hứng chịu mức thâm hụt ngân sách chiếm tới gần 13% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong năm qua.
Bộ trưởng Tài chính Pháp, bà Christine Lagarde cho biết các nước khu vực đồng tiền chung châu Âu sẽ giám sát chặt chẽ kế hoạch phục hồi kinh tế của Hy Lạp trong khi Chủ tịch nhóm các bộ trưởng tài chính khu vực đồng tiền chung Jean-Claude Juncker đã loại trừ khả năng Aten sẽ cần đến các khoản vay từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).
Đặc biệt, tại hội nghị lần này, các nước G7 đã cam kết sẽ xóa khoản toàn bộ số nợ còn lại cho Haiti, quốc gia vừa hứng chịu trận động đất kinh hoàng hôm 12/1 vừa qua, làm hơn 200.000 người thiệt mạng.
Ngoài Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc ngân hàng các nước thành viên (gồm Mỹ, Pháp, Đức, Italy, Nhật Bản, Anh và nước chủ nhà Canada), tham dự hội nghị G- lần này còn có các đại diện của IMF, Ngân hàng Thế giới (WB) và Ủy ban châu Âu (EC)./.
(TTXVN/Vietnam+)