Theo số liệu được công bố sau một cuộc nghiên cứu do Liên đoàn vì sự an toàn của trẻ em và Quỹ nhi đồng của Liên hợp quốc (Unicef) cùng phối hợp thực hiện, mỗi năm ở châu Á có tới 350.000 trẻ bị chết đuối, tính ra gần 1.000 trẻ chết đuối mỗi ngày.
Chết đuối hiện được biết là nguyên nhân gây tử vong hàng đâu đối với trẻ từ 1-4 tuổi ở nhiều nước châu Á.
Hội nghị quốc tế về phòng chống chết đuối bốn năm một lần, dự kiến diễn ra trong tháng Năm tới tại Đà Nẵng, Việt Nam - một quốc gia có tỷ lệ chết đuối cao nhất châu Á, hy vọng sẽ thu hút được sự chú ý của thế giới đối với vấn đề này.
Bốn trăm đại biểu đến từ nhiều nước trên thế giới tham gia hội nghị sẽ thảo luận về những nghiên cứu mới đây nhất và tìm biện pháp phòng ngừa nhằm giảm bớt tỷ lệ trẻ bị chết đuối.
Theo các chuyên gia, các nước cần phải có chương trình dạy bơi để trẻ em từ bậc tiểu học có cơ hội học bơi một cách an toàn. Trước khi chương trình này được đưa vào thực hiện, các huấn luyện viên bơi lội cũng như các bể bơi cần phải được chuẩn bị sẵn sàng.
Bên cạnh đó cũng cần phải tổ chức các khóa huấn luyện đặc biệt cho các bậc cha mẹ và những người nuôi dạy trẻ để họ biết cần phải làm gì khi trẻ ngừng thở hoặc bị sốc nước. Tại các khóa học này, những người tham gia sẽ được thực hành các biện pháp phòng ngừa nhằm giúp giảm bớt các vụ tai nạn chết đuối./.
Chết đuối hiện được biết là nguyên nhân gây tử vong hàng đâu đối với trẻ từ 1-4 tuổi ở nhiều nước châu Á.
Hội nghị quốc tế về phòng chống chết đuối bốn năm một lần, dự kiến diễn ra trong tháng Năm tới tại Đà Nẵng, Việt Nam - một quốc gia có tỷ lệ chết đuối cao nhất châu Á, hy vọng sẽ thu hút được sự chú ý của thế giới đối với vấn đề này.
Bốn trăm đại biểu đến từ nhiều nước trên thế giới tham gia hội nghị sẽ thảo luận về những nghiên cứu mới đây nhất và tìm biện pháp phòng ngừa nhằm giảm bớt tỷ lệ trẻ bị chết đuối.
Theo các chuyên gia, các nước cần phải có chương trình dạy bơi để trẻ em từ bậc tiểu học có cơ hội học bơi một cách an toàn. Trước khi chương trình này được đưa vào thực hiện, các huấn luyện viên bơi lội cũng như các bể bơi cần phải được chuẩn bị sẵn sàng.
Bên cạnh đó cũng cần phải tổ chức các khóa huấn luyện đặc biệt cho các bậc cha mẹ và những người nuôi dạy trẻ để họ biết cần phải làm gì khi trẻ ngừng thở hoặc bị sốc nước. Tại các khóa học này, những người tham gia sẽ được thực hành các biện pháp phòng ngừa nhằm giúp giảm bớt các vụ tai nạn chết đuối./.
Thanh Thủy/Kuala Lumpur (Vietnam+)