Ngày 6/3, Đoàn giám sát của Ủy ban thường vụ Quốc hội do Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội Trương Thị Mai làm trưởng đoàn, đã làm việc với Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội về "Việc thực hiện chính sách, pháp luật về Bảo hiểm y tế giai đoạn 2009-2012."
Theo báo cáo của Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội, giai đoạn 2009-2012, dù còn gặp một số vướng mắc, khó khăn, song việc thực hiện chính sách, pháp luật về Bảo hiểm y tế đã đem lại nhiều kết quả tích cực. Điển hình là tổng số người tham gia bảo hiểm y tế tăng nhanh. Nếu năm 2009 có trên 3,32 triệu người tham gia, chủ yếu là người dân tại các quận nội thành chiếm 51,28% dân số Hà Nội thì sau 3 năm mở rộng đối tượng thực hiện lộ trình bảo hiểm y tế toàn dân, đã có xấp xỉ 4,8 triệu người tham gia bảo hiểm y tế, chiếm 68,91% dân số Hà Nội.
Giai đoạn này, thành phố cũng đã có 2.293 đại lý thu bảo hiểm y tế, trong đó có 1.716 đại lý là các trường học, 577 đại lý là của Ủy ban Nhân dân các xã, phường, thị trấn. Các đại lý này đều thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, tạo thuận lợi cho người tham gia bảo hiểm y tế.
Công tác cấp, quản lý thẻ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế cũng được thực hiện đơn giản, thuận tiện, kịp thời, đúng quy định với gần 11,38 triệu thẻ được cấp đổi trong 3 năm qua.
Bên cạnh hai bệnh viện là Thanh Nhàn, Ba Vì thực hiện thanh toán chi phí khám chữa bệnh bằng bảo hiểm y tế theo phương thức phí dịch vụ, định suất, thanh toán trọn gói 4 bệnh (viêm ruột thừa, viêm phổi trẻ em, viêm phổi người lớn, đẻ thường), thành phố còn có 574 trạm y tế xã, phường, thị trấn thanh toán theo phương thức định suất.
Đáng chú ý, chất lượng phục vụ công tác khám chữa bệnh cho nhân dân trên địa bàn, trong đó có khám chữa bệnh cho người dân bằng bảo hiểm y tế, ngày càng được nâng cao nhờ sự đầu tư, nâng cấp cho các cơ sở y tế công lập trên địa bàn.
Đến năm 2012, hàng loạt bệnh viện của Hà Nội đã được đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại như Bệnh viện Ung bướu, Thanh Nhàn, Xanh pôn, Bệnh viện Thận, Bệnh viện Sóc Sơn, Đông Anh, Phúc Thọ, Thạch Thất, Chương Mỹ, Quốc Oai, Bệnh viện Tim Hà Nội, Bệnh viện Mắt Hà Nội...
Đặc biệt, mới đây Hà Nội đã phê duyệt Đề án Giảm quá tải bệnh viện thành phố Hà Nội với kinh phí lên đến trên 25 nghìn tỷ đồng...
Với sự cải thiện này, nếu năm 2009 có xấp xỉ 5,1 triệu lượt người thanh toán chi phí khám chữa bệnh bằng bảo hiểm y tế thì đến năm 2012 đã có gần 6,6 triệu lượt người với số tiền lên tới 130,9 tỷ đồng. Tính đến năm 2012, kết dư Quỹ khám chữa bệnh bằng bảo hiểm y tế của Hà Nội ước là 871 tỷ đồng...
Thay mặt Đoàn giám sát, Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội Trương Thị Mai ghi nhận và đánh giá cao những kết quả mà Hà Nội đã đạt được trong "Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế tế giai đoạn 2009-2012."
Bà Mai đề nghị thành phố cần phát huy hơn nữa những mặt đã đạt được, hạn chế những khó khăn, yếu kém để phát triển mạnh mẽ hơn nữa sự nghiệp y tế và bảo hiểm y tế; nâng cao vai trò, trách nhiệm của các ngành liên quan trong việc lãnh đạo, chỉ đạo và phối hợp tổ chức thực hiện chính sách bảo hiểm y tế; phấn đấu sớm đạt được bảo hiểm y tế đến toàn dân./.
Theo báo cáo của Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội, giai đoạn 2009-2012, dù còn gặp một số vướng mắc, khó khăn, song việc thực hiện chính sách, pháp luật về Bảo hiểm y tế đã đem lại nhiều kết quả tích cực. Điển hình là tổng số người tham gia bảo hiểm y tế tăng nhanh. Nếu năm 2009 có trên 3,32 triệu người tham gia, chủ yếu là người dân tại các quận nội thành chiếm 51,28% dân số Hà Nội thì sau 3 năm mở rộng đối tượng thực hiện lộ trình bảo hiểm y tế toàn dân, đã có xấp xỉ 4,8 triệu người tham gia bảo hiểm y tế, chiếm 68,91% dân số Hà Nội.
Giai đoạn này, thành phố cũng đã có 2.293 đại lý thu bảo hiểm y tế, trong đó có 1.716 đại lý là các trường học, 577 đại lý là của Ủy ban Nhân dân các xã, phường, thị trấn. Các đại lý này đều thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, tạo thuận lợi cho người tham gia bảo hiểm y tế.
Công tác cấp, quản lý thẻ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế cũng được thực hiện đơn giản, thuận tiện, kịp thời, đúng quy định với gần 11,38 triệu thẻ được cấp đổi trong 3 năm qua.
Bên cạnh hai bệnh viện là Thanh Nhàn, Ba Vì thực hiện thanh toán chi phí khám chữa bệnh bằng bảo hiểm y tế theo phương thức phí dịch vụ, định suất, thanh toán trọn gói 4 bệnh (viêm ruột thừa, viêm phổi trẻ em, viêm phổi người lớn, đẻ thường), thành phố còn có 574 trạm y tế xã, phường, thị trấn thanh toán theo phương thức định suất.
Đáng chú ý, chất lượng phục vụ công tác khám chữa bệnh cho nhân dân trên địa bàn, trong đó có khám chữa bệnh cho người dân bằng bảo hiểm y tế, ngày càng được nâng cao nhờ sự đầu tư, nâng cấp cho các cơ sở y tế công lập trên địa bàn.
Đến năm 2012, hàng loạt bệnh viện của Hà Nội đã được đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại như Bệnh viện Ung bướu, Thanh Nhàn, Xanh pôn, Bệnh viện Thận, Bệnh viện Sóc Sơn, Đông Anh, Phúc Thọ, Thạch Thất, Chương Mỹ, Quốc Oai, Bệnh viện Tim Hà Nội, Bệnh viện Mắt Hà Nội...
Đặc biệt, mới đây Hà Nội đã phê duyệt Đề án Giảm quá tải bệnh viện thành phố Hà Nội với kinh phí lên đến trên 25 nghìn tỷ đồng...
Với sự cải thiện này, nếu năm 2009 có xấp xỉ 5,1 triệu lượt người thanh toán chi phí khám chữa bệnh bằng bảo hiểm y tế thì đến năm 2012 đã có gần 6,6 triệu lượt người với số tiền lên tới 130,9 tỷ đồng. Tính đến năm 2012, kết dư Quỹ khám chữa bệnh bằng bảo hiểm y tế của Hà Nội ước là 871 tỷ đồng...
Thay mặt Đoàn giám sát, Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội Trương Thị Mai ghi nhận và đánh giá cao những kết quả mà Hà Nội đã đạt được trong "Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế tế giai đoạn 2009-2012."
Bà Mai đề nghị thành phố cần phát huy hơn nữa những mặt đã đạt được, hạn chế những khó khăn, yếu kém để phát triển mạnh mẽ hơn nữa sự nghiệp y tế và bảo hiểm y tế; nâng cao vai trò, trách nhiệm của các ngành liên quan trong việc lãnh đạo, chỉ đạo và phối hợp tổ chức thực hiện chính sách bảo hiểm y tế; phấn đấu sớm đạt được bảo hiểm y tế đến toàn dân./.
Anh Tùng (TTXVN)