Giá cả hàng hóa ở các chợ tại Thành phố Hồ Chí Minh tăng từ một đến vài nghìn đồng/kg, tùy mặt hàng.
Các doanh nghiệp kinh doanh hàng ở siêu thị dự định tăng giá từ 5%-10%; giá dịch vụ taxi, vận chuyển hành khách cũng tăng khoảng 5%...
Khảo sát các chợ tại Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy, giá nhiều mặt hàng thực phẩm tươi sống bắt đầu rục rịch tăng theo giá xăng.
Tại các chợ đầu mối, nhiều tiểu thương cho biết những người chở thuê hàng hóa về các chợ lẻ đòi tăng giá từ vài chục nghìn đồng cho đến gần cả trăm nghìn đồng/chuyến.
Bà Nguyễn Thanh Hà, Phó Giám đốc Công ty Kinh doanh chợ đầu mối nông sản thực phẩm Thủ Đức, cho biết giá nhiều mặt hàng rau củ về chợ gần đây đã bắt đầu nhích lên một vài nghìn đồng/kg, tùy mặt hàng.
Theo bà Hà, chắc chắn trong vài tuần tới, giá các loại hàng hóa, dịch vụ ở các chợ sẽ “ăn theo” giá xăng, tiếp tục tăng.
Theo ông Ngô Văn Hải, Phó Tổng Giám đốc hệ thống siêu thị Citimart, những doanh nghiệp trước đây chưa tăng giá cho biết trong vài ngày tới sẽ điều chỉnh, với mức tăng dự kiến từ 5%-10%.
Trong đó, nhóm hàng thực phẩm, hóa mỹ phẩm sẽ được tập trung điều chỉnh tăng giá.
Bà Nguyễn Phương Thảo, Giám đốc siêu thị Maximark Cộng Hòa (Quận Tân Bình), cho biết các doanh nghiệp đang kết hợp với siêu thị tổ chức nhiều chương trình khuyến mãi để giải phóng hàng.
Tuy nhiên, cũng có khoảng 20 nhà cung cấp vào siêu thị điều chỉnh mức giá tăng từ 8%-10%.
Trong khi đó, theo đánh giá của Hiệp hội Siêu thị Hà Nội, nhiều mặt hàng trong các siêu thị hiện có lượng hàng tồn lớn lên đến 60% so với cùng kỳ năm ngoái.
Vì thế, cho dù có tăng theo giá xăng dầu thì mức tăng cũng sẽ không đáng kể.
Nhiều đơn vị vận tải hàng hóa cho biết đợt tăng giá xăng dầu tháng 3 vừa qua, trong khi họ chưa thể đàm phán được với khách hàng thì nay xăng dầu tăng tiếp buộc họ phải điều chỉnh giá cước tăng khoảng 5% trong nay mai.
Ông Lương Hoàng Trung, Phó Chủ tịch Hiệp hội Vận tải hàng hóa Thành phố Hồ Chí Minh nhìn nhận trong đợt tăng giá xăng dầu hồi đầu tháng 3, giá cước vận tải cũng đã tăng 3%.
Nay giá dầu tăng 500 đồng/lít, với biên độ tăng ít nên khó đàm phán với khách hàng để điều chỉnh giá cước; bởi theo hợp đồng, việc điều chỉnh giá cước chỉ xảy ra khi giá xăng dầu tăng hoặc giảm 5%.
Tuy nhiên, trong đợt tăng giá xăng dầu lần này sẽ có một số chủ đầu xe điều chỉnh tăng giá cước khoảng 5% do trước đó họ chưa đàm phán được mức tăng.
Trong khi đó, giá dịch vụ vận tải du lịch cũng bắt đầu tăng theo giá xăng dầu.
Ông Lâm Văn Phấn, Chủ nhiệm HTX Vận tải liên tỉnh và du lịch Việt Thắng (Thành phố Hồ Chí Minh) cho biết: “Giá thuê xe du lịch trong dịp lễ 30/4 này đều tăng 20% so với ngày thường, nay giá xăng dầu tăng buộc chúng tôi phải điều chỉnh tăng thêm khoảng 5%”./.
Các doanh nghiệp kinh doanh hàng ở siêu thị dự định tăng giá từ 5%-10%; giá dịch vụ taxi, vận chuyển hành khách cũng tăng khoảng 5%...
Khảo sát các chợ tại Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy, giá nhiều mặt hàng thực phẩm tươi sống bắt đầu rục rịch tăng theo giá xăng.
Tại các chợ đầu mối, nhiều tiểu thương cho biết những người chở thuê hàng hóa về các chợ lẻ đòi tăng giá từ vài chục nghìn đồng cho đến gần cả trăm nghìn đồng/chuyến.
Bà Nguyễn Thanh Hà, Phó Giám đốc Công ty Kinh doanh chợ đầu mối nông sản thực phẩm Thủ Đức, cho biết giá nhiều mặt hàng rau củ về chợ gần đây đã bắt đầu nhích lên một vài nghìn đồng/kg, tùy mặt hàng.
Theo bà Hà, chắc chắn trong vài tuần tới, giá các loại hàng hóa, dịch vụ ở các chợ sẽ “ăn theo” giá xăng, tiếp tục tăng.
Theo ông Ngô Văn Hải, Phó Tổng Giám đốc hệ thống siêu thị Citimart, những doanh nghiệp trước đây chưa tăng giá cho biết trong vài ngày tới sẽ điều chỉnh, với mức tăng dự kiến từ 5%-10%.
Trong đó, nhóm hàng thực phẩm, hóa mỹ phẩm sẽ được tập trung điều chỉnh tăng giá.
Bà Nguyễn Phương Thảo, Giám đốc siêu thị Maximark Cộng Hòa (Quận Tân Bình), cho biết các doanh nghiệp đang kết hợp với siêu thị tổ chức nhiều chương trình khuyến mãi để giải phóng hàng.
Tuy nhiên, cũng có khoảng 20 nhà cung cấp vào siêu thị điều chỉnh mức giá tăng từ 8%-10%.
Trong khi đó, theo đánh giá của Hiệp hội Siêu thị Hà Nội, nhiều mặt hàng trong các siêu thị hiện có lượng hàng tồn lớn lên đến 60% so với cùng kỳ năm ngoái.
Vì thế, cho dù có tăng theo giá xăng dầu thì mức tăng cũng sẽ không đáng kể.
Nhiều đơn vị vận tải hàng hóa cho biết đợt tăng giá xăng dầu tháng 3 vừa qua, trong khi họ chưa thể đàm phán được với khách hàng thì nay xăng dầu tăng tiếp buộc họ phải điều chỉnh giá cước tăng khoảng 5% trong nay mai.
Ông Lương Hoàng Trung, Phó Chủ tịch Hiệp hội Vận tải hàng hóa Thành phố Hồ Chí Minh nhìn nhận trong đợt tăng giá xăng dầu hồi đầu tháng 3, giá cước vận tải cũng đã tăng 3%.
Nay giá dầu tăng 500 đồng/lít, với biên độ tăng ít nên khó đàm phán với khách hàng để điều chỉnh giá cước; bởi theo hợp đồng, việc điều chỉnh giá cước chỉ xảy ra khi giá xăng dầu tăng hoặc giảm 5%.
Tuy nhiên, trong đợt tăng giá xăng dầu lần này sẽ có một số chủ đầu xe điều chỉnh tăng giá cước khoảng 5% do trước đó họ chưa đàm phán được mức tăng.
Trong khi đó, giá dịch vụ vận tải du lịch cũng bắt đầu tăng theo giá xăng dầu.
Ông Lâm Văn Phấn, Chủ nhiệm HTX Vận tải liên tỉnh và du lịch Việt Thắng (Thành phố Hồ Chí Minh) cho biết: “Giá thuê xe du lịch trong dịp lễ 30/4 này đều tăng 20% so với ngày thường, nay giá xăng dầu tăng buộc chúng tôi phải điều chỉnh tăng thêm khoảng 5%”./.
P.V (TTXVN)