Giá linh kiện sử dụng trong các sản phẩm công nghệ then chốt tiếp tục gia tăng do thiệt hại tại các nhà máy và cơ sở hạ tầng của Nhật Bản đe dọa làm gián đoạn chuỗi cung cấp trên toàn cầu trong thời gian dài hơn dự đoán.
Hàng chục công ty Nhật Bản từ các công ty sản xuất linh kiện cho tới các công ty điện tử và sản xuất ôtô đang phải tạm thời đóng cửa nhà máy, trong khi phải mất vài tháng mới có thể khắc phục được hậu quả về cơ sở hạ tầng, trong đó có hệ thống điện, đường sá, đường sắt và bến cảng.
Công ty nghiên cứu IHS iSuppli cho biết hậu quả của trận siêu động đất có thể gây ra tình trạng mất điện tại một số nơi sản xuất hàng điện tử và khiến mặt hàng này tăng giá mạnh. Theo iSuppli, chỉ cần xảy ra tình trạng gián đoạn nguồn cung do động đất trong hai tuần là xảy ra tình trạng thiếu cung và tác động tới giá cả sẽ kéo dài sang cả quý III.
Các loại linh kiện có thể bị ảnh hưởng gồm có chip nhớ nhanh NAND, chip nhớ cho bộ nhớ động truy cập ngẫu nhiên (DRAM), màn hình tinh thể lỏng (LCD).
Theo Công ty DRAMeXchange, giá chip nhớ nhanh NAND tiếp tục tăng thêm 1% trong ngày 15/3 sau khi tăng 20% trong đêm trước, trong khi chip nhớ DRAM tăng 0,2% so với mức tăng 7% trước đó.
Nhật Bản chiếm 1/5 sản lượng chất bán dẫn thế giới, trong đó có tới 40% chip nhờ dùng trong nhiều sản phẩm công nghệ cao từ điện thoại di động cho tới máy tính.
Nhu cầu chip nhớ NAND đang tăng mạnh chủ yếu là do nhu cầu sử dụng trong điện thoại di động và máy tính bảng iPad 2, mà theo ước tính Apple đã tiêu thụ gần 1 triệu chiếc khi tung ra thị trường cuối tuần qua.
Toshiba Corp, nhà cung cấp 1/3 lượng chip nhớ NAND cho thế giới, cho hay hãng vẫn đang kiểm tra nhà máy System LSI tại Iwate, nơi duy nhất phải tạm dừng hoạt động do ảnh hưởng của động đất, nhưng chưa biết khi nào mới mở cửa trở lại.
Hãng sản xuất chip Texas Instruments cảnh báo phải tới tháng 7 mới khôi phục lại toàn bộ hoạt động sản xuất của hai nhà máy bị đóng cửa.
Tuần này Canon Inc. chưa thể khôi phục hoạt động tại 3 nhà máy sản xuất thiết bị văn phòng và kính dùng trong các sản phẩm nghe nhìn. Còn Sony Corp cho hay cả 8 nhà máy sản xuất thiết bị từ thiết bị quang học, thẻ IC, đĩa blu-ray, thiết bị chip cho tới pin lithium vẫn phải đóng cửa và chưa đưa ra kế hoạch mở cửa hoạt động trở lại.
Hãng Wintek của Đài Loan, chuyên sản xuất modul cảm ứng cho iPad 2 cho hay linh kiện dự trữ còn đủ dùng khoảng hai tuần và tác động trong ngắn hạn chỉ hạn chế. Nhưng do hãng sử dụng linh kiện từ các nhà cung cấp Nhật Bản, nên đang phải tìm các nhà cung cấp khác.
Hynix Semiconductor Inc, nhà sản xuất chip nhớ lớn thứ hai thế giới, cũng tỏ ra lo ngại nguồn cung bị gián đoạn lâu dài bởi các nhà sản xuất chủ chốt như Shin Etsu có thể tạm dừng sản xuất./.
Hàng chục công ty Nhật Bản từ các công ty sản xuất linh kiện cho tới các công ty điện tử và sản xuất ôtô đang phải tạm thời đóng cửa nhà máy, trong khi phải mất vài tháng mới có thể khắc phục được hậu quả về cơ sở hạ tầng, trong đó có hệ thống điện, đường sá, đường sắt và bến cảng.
Công ty nghiên cứu IHS iSuppli cho biết hậu quả của trận siêu động đất có thể gây ra tình trạng mất điện tại một số nơi sản xuất hàng điện tử và khiến mặt hàng này tăng giá mạnh. Theo iSuppli, chỉ cần xảy ra tình trạng gián đoạn nguồn cung do động đất trong hai tuần là xảy ra tình trạng thiếu cung và tác động tới giá cả sẽ kéo dài sang cả quý III.
Các loại linh kiện có thể bị ảnh hưởng gồm có chip nhớ nhanh NAND, chip nhớ cho bộ nhớ động truy cập ngẫu nhiên (DRAM), màn hình tinh thể lỏng (LCD).
Theo Công ty DRAMeXchange, giá chip nhớ nhanh NAND tiếp tục tăng thêm 1% trong ngày 15/3 sau khi tăng 20% trong đêm trước, trong khi chip nhớ DRAM tăng 0,2% so với mức tăng 7% trước đó.
Nhật Bản chiếm 1/5 sản lượng chất bán dẫn thế giới, trong đó có tới 40% chip nhờ dùng trong nhiều sản phẩm công nghệ cao từ điện thoại di động cho tới máy tính.
Nhu cầu chip nhớ NAND đang tăng mạnh chủ yếu là do nhu cầu sử dụng trong điện thoại di động và máy tính bảng iPad 2, mà theo ước tính Apple đã tiêu thụ gần 1 triệu chiếc khi tung ra thị trường cuối tuần qua.
Toshiba Corp, nhà cung cấp 1/3 lượng chip nhớ NAND cho thế giới, cho hay hãng vẫn đang kiểm tra nhà máy System LSI tại Iwate, nơi duy nhất phải tạm dừng hoạt động do ảnh hưởng của động đất, nhưng chưa biết khi nào mới mở cửa trở lại.
Hãng sản xuất chip Texas Instruments cảnh báo phải tới tháng 7 mới khôi phục lại toàn bộ hoạt động sản xuất của hai nhà máy bị đóng cửa.
Tuần này Canon Inc. chưa thể khôi phục hoạt động tại 3 nhà máy sản xuất thiết bị văn phòng và kính dùng trong các sản phẩm nghe nhìn. Còn Sony Corp cho hay cả 8 nhà máy sản xuất thiết bị từ thiết bị quang học, thẻ IC, đĩa blu-ray, thiết bị chip cho tới pin lithium vẫn phải đóng cửa và chưa đưa ra kế hoạch mở cửa hoạt động trở lại.
Hãng Wintek của Đài Loan, chuyên sản xuất modul cảm ứng cho iPad 2 cho hay linh kiện dự trữ còn đủ dùng khoảng hai tuần và tác động trong ngắn hạn chỉ hạn chế. Nhưng do hãng sử dụng linh kiện từ các nhà cung cấp Nhật Bản, nên đang phải tìm các nhà cung cấp khác.
Hynix Semiconductor Inc, nhà sản xuất chip nhớ lớn thứ hai thế giới, cũng tỏ ra lo ngại nguồn cung bị gián đoạn lâu dài bởi các nhà sản xuất chủ chốt như Shin Etsu có thể tạm dừng sản xuất./.
Hoàng Hà (TTXVN/Vietnam+)