Trên sàn giao dịch điện tử Singapore chiều 29/4, giá dầu thô ngọt, nhẹ New York giao tháng 6/2011 giảm 36 xu xuống 112,5 USD/thùng. Giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ cũng giảm 32 xu xuống 124,7 USD/thùng.
Theo các chuyên gia phân tích, giá dầu giảm trong bối cảnh sức tăng GDP của Mỹ trong quý 1/2011 chững lại và lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp tại nước này tăng.
Serene Lim, chuyên gia phân tích dầu khí tại ngân hàng ANZ cho rằng những thống kê kinh tế của Mỹ tồi hơn dự kiến đang gây sức ép với thị trường năng lượng.
Theo Bộ Thương mại Mỹ, tốc độ tăng trưởng kinh tế nước này trong quý 1/2011 đã giảm xuống 1,8%, so với mức 3,1% của quý 4/2010.
Trong khi đó, những thống kê của Bộ Lao động Mỹ cho hay, lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp trong tuần trước đã tăng từ mức 404.000 đơn của tuần trước đó lên 429.000 đơn - mức cao nhất kể từ tháng 1/2011.
Trong tháng 3/2011, 6,8% người lao động Mỹ vẫn trong tình trạng thất nghiệp. Tất cả những con số trên đang gióng lên hồi chuông cảnh báo về sức phục hồi mong manh của nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Nhà đầu tư đang chờ xem nhu cầu năng lượng của người tiêu dùng sẽ như thế nào, khi giá nhiên liệu tăng và kinh tế Mỹ giảm tốc. Tuy nhiên, cho đến nay, dường như nhu cầu xăng của Mỹ vẫn khá mạnh.
Theo Cơ quan thông tin năng lượng thuộc Bộ Năng lượng Mỹ, tuần qua là tuần thứ ba liên tiếp nguồn cung xăng của nước này giảm.
Thị trường cũng vẫn để mắt tới tình hình tại Syria. Theo Capital Economics, mặc dù Syria chỉ sản xuất 400.000 thùng dầu thô/ngày, chiếm 0,5% tổng sản lượng dầu toàn cầu, nhưng cuộc khủng hoảng chính trị tại nước này nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng tới hoạt động đầu tư và du lịch trên toàn khu vực và tạo sức ép tăng giá đối với dầu thô.
Phiên 29/4, tại các hợp đồng giao tháng 5/2011, giá dầu sưởi ấm giảm 0,4 xu xuống 3,23 USD/gallon (1 gallon = 3,78 lít), trong khi giá xăng lại tăng 0,5 xu lên 3,43 USD/gallon./.
Theo các chuyên gia phân tích, giá dầu giảm trong bối cảnh sức tăng GDP của Mỹ trong quý 1/2011 chững lại và lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp tại nước này tăng.
Serene Lim, chuyên gia phân tích dầu khí tại ngân hàng ANZ cho rằng những thống kê kinh tế của Mỹ tồi hơn dự kiến đang gây sức ép với thị trường năng lượng.
Theo Bộ Thương mại Mỹ, tốc độ tăng trưởng kinh tế nước này trong quý 1/2011 đã giảm xuống 1,8%, so với mức 3,1% của quý 4/2010.
Trong khi đó, những thống kê của Bộ Lao động Mỹ cho hay, lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp trong tuần trước đã tăng từ mức 404.000 đơn của tuần trước đó lên 429.000 đơn - mức cao nhất kể từ tháng 1/2011.
Trong tháng 3/2011, 6,8% người lao động Mỹ vẫn trong tình trạng thất nghiệp. Tất cả những con số trên đang gióng lên hồi chuông cảnh báo về sức phục hồi mong manh của nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Nhà đầu tư đang chờ xem nhu cầu năng lượng của người tiêu dùng sẽ như thế nào, khi giá nhiên liệu tăng và kinh tế Mỹ giảm tốc. Tuy nhiên, cho đến nay, dường như nhu cầu xăng của Mỹ vẫn khá mạnh.
Theo Cơ quan thông tin năng lượng thuộc Bộ Năng lượng Mỹ, tuần qua là tuần thứ ba liên tiếp nguồn cung xăng của nước này giảm.
Thị trường cũng vẫn để mắt tới tình hình tại Syria. Theo Capital Economics, mặc dù Syria chỉ sản xuất 400.000 thùng dầu thô/ngày, chiếm 0,5% tổng sản lượng dầu toàn cầu, nhưng cuộc khủng hoảng chính trị tại nước này nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng tới hoạt động đầu tư và du lịch trên toàn khu vực và tạo sức ép tăng giá đối với dầu thô.
Phiên 29/4, tại các hợp đồng giao tháng 5/2011, giá dầu sưởi ấm giảm 0,4 xu xuống 3,23 USD/gallon (1 gallon = 3,78 lít), trong khi giá xăng lại tăng 0,5 xu lên 3,43 USD/gallon./.
(TTXVN/Vietnam+)