Theo công bố của tổ chức Lương thực Liên Hợp Quốc (FAO) hồi đầu tháng 12, giá lương thực toàn cầu đang giảm xuống trong mấy tháng nay.
Tác động đáng kể đến tiến trình giảm giá này chính là sự trở lại của Nga trên thị trường ngũ cốc toàn cầu vào dịp đầu hè năm nay.
Vụ mùa bội thu ngũ cốc ở Nga và một số nước châu Á trong năm 2011 cùng triển vọng tốt đẹp cho năm 2012 đã khiến mức giá lương thực hạ thấp chừng 1% so với tháng 11 năm trước.
Ngũ cốc là sản phẩm quan trọng chủ chốt, định hướng cho những nhà sản xuất các mặt hàng lương thực khác. Ngoài việc ngũ cốc chiếm phần đáng kể trong giỏ tiêu dùng, nó lại còn là nguyên liệu dành cho ngành khác, cụ thể như trong chăn nuôi.
Hồi năm ngoái giá ngũ cốc thế giới chứng kiến nhiều đợt tăng giá do hạn hán. Khi đó Nga thậm chí đã buộc phải ban hành lệnh cấm xuất khẩu ngũ cốc, để bảo vệ thị trường và tiêu dùng nội địa. Điều này gây sự thiếu hụt ngũ cốc trên thế giới rất rõ rệt.
Hiện nay thị phần của Nga và 2 nước khu vực Biển Đen là Ukraine và Kazakhstan chiếm gần 20% thương mại lúa mì toàn cầu./.
Tác động đáng kể đến tiến trình giảm giá này chính là sự trở lại của Nga trên thị trường ngũ cốc toàn cầu vào dịp đầu hè năm nay.
Vụ mùa bội thu ngũ cốc ở Nga và một số nước châu Á trong năm 2011 cùng triển vọng tốt đẹp cho năm 2012 đã khiến mức giá lương thực hạ thấp chừng 1% so với tháng 11 năm trước.
Ngũ cốc là sản phẩm quan trọng chủ chốt, định hướng cho những nhà sản xuất các mặt hàng lương thực khác. Ngoài việc ngũ cốc chiếm phần đáng kể trong giỏ tiêu dùng, nó lại còn là nguyên liệu dành cho ngành khác, cụ thể như trong chăn nuôi.
Hồi năm ngoái giá ngũ cốc thế giới chứng kiến nhiều đợt tăng giá do hạn hán. Khi đó Nga thậm chí đã buộc phải ban hành lệnh cấm xuất khẩu ngũ cốc, để bảo vệ thị trường và tiêu dùng nội địa. Điều này gây sự thiếu hụt ngũ cốc trên thế giới rất rõ rệt.
Hiện nay thị phần của Nga và 2 nước khu vực Biển Đen là Ukraine và Kazakhstan chiếm gần 20% thương mại lúa mì toàn cầu./.
Anh Minh (Vietnam+)