Trong bối cảnh thời hội nhập WTO, đối tượng tội phạm "ngoại” có yếu tố nước ngoài, hoạt động xuyên quốc gia đang có chiều hướng gia tăng cả về số vụ và tính chất nguy hiểm.
Phát biểu tại hội thảo bàn về công tác phòng chống tội phạm xuyên quốc gia, có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam diễn ra hôm nay (5/4), tại Hà Nội, Thiếu tướng Vũ Hùng Vương, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Cảnh sát Điều tra Tội phạm nhận định, việc đi lại của người dân qua biên giới ngày một dễ dàng khi Việt Nam dỡ bỏ thị thực đơn phương với một số nước đã gây khó khăn trong vệc phát hiện tội phạm, kiểm soát biên giới.
"Đặc biệt, là nạn thẩm lậu ma túy vào nội địa, hoạt động buôn bán phụ nữ, trẻ em từ Việt Nam ra nước ngoài nhằm mục đích khai thác tình dục...," ông Vương nói.
Chỉ riêng năm 2009, Văn phòng Interpol Việt Nam đã tiếp nhận và xử lý gần 2.000 lượt thông tin liên quan đến phòng chống tội phạm có yếu tố nước ngoài, xuyên quốc gia ở Việt Nam. Trong số này, có 696 lượt thông tin về tội phạm hình sự, 431 lượt thông tin về tội phạm ma túy, 309 lượt thông tin về tội phạm kinh tế…
Các lực lượng an ninh cũng xác minh làm rõ 223 đối tượng và tư cách pháp nhân của 47 công ty liên quan đến hoạt động phạm tội xuyên quốc gia tại Việt Nam.
Đối tượng là người nước ngoài thường mang quốc tịch các nước ở Châu Phi, Thổ Nhĩ Kỳ, Indonesia và “núp” dưới danh nghĩa các công ty trong nước hoặc công ty nước ngoài để hoạt động phạm tội.
Qua thu thập hồ sơ các vụ án mà đối tượng phạm tội là người nước ngoài đều thấy giống nhau ở cách thức phạm tội với đủ “quái chiêu” hết sức tinh vi.
Ban đầu, chúng sẽ “mồi” các cá nhân, doanh nghiệp Việt Nam qua các hợp đồng nhỏ lẻ đưa lại lợi nhuận nhất định. Khi đã thu được lòng tin, các đối tượng phạm tội này sẽ “thả lưới” đánh mẻ lớn với những hợp đồng hàng triệu USD Để chiếm đoạt số tài sản này chúng sẽ nhận hàng hóa theo hợp đồng nhưng không thanh toán, hoặc thanh toán nhỏ giọt.
Nếu sự việc vỡ lở, chúng lấy lý do từ ngữ, nội dung trong hợp đồng chưa rõ ràng, có uẩn khúc để bắt bồi thường...
Chúng còn lợi dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật để sử dụng yếu tố công nghệ cao, internet… tập trung vào các lĩnh vực mà Việt Nam còn thiếu kinh nghiệm trong quản lý và phòng ngừa như tài chính ngân hàng, đầu tư giáo dục, chứng khoán…
Địa bàn “nóng” của loại tội phạm này thường là các thành phố trung tâm, hoặc có cửa khẩu vùng biên như Hà Nội, Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh, Thanh Hóa, Nghệ An… hoặc các trung tâm công nghiệp có sự đầu tư của doanh nghiệp nước ngoài như Đồng Nai, Bình Dương…/.
Phát biểu tại hội thảo bàn về công tác phòng chống tội phạm xuyên quốc gia, có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam diễn ra hôm nay (5/4), tại Hà Nội, Thiếu tướng Vũ Hùng Vương, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Cảnh sát Điều tra Tội phạm nhận định, việc đi lại của người dân qua biên giới ngày một dễ dàng khi Việt Nam dỡ bỏ thị thực đơn phương với một số nước đã gây khó khăn trong vệc phát hiện tội phạm, kiểm soát biên giới.
"Đặc biệt, là nạn thẩm lậu ma túy vào nội địa, hoạt động buôn bán phụ nữ, trẻ em từ Việt Nam ra nước ngoài nhằm mục đích khai thác tình dục...," ông Vương nói.
Chỉ riêng năm 2009, Văn phòng Interpol Việt Nam đã tiếp nhận và xử lý gần 2.000 lượt thông tin liên quan đến phòng chống tội phạm có yếu tố nước ngoài, xuyên quốc gia ở Việt Nam. Trong số này, có 696 lượt thông tin về tội phạm hình sự, 431 lượt thông tin về tội phạm ma túy, 309 lượt thông tin về tội phạm kinh tế…
Các lực lượng an ninh cũng xác minh làm rõ 223 đối tượng và tư cách pháp nhân của 47 công ty liên quan đến hoạt động phạm tội xuyên quốc gia tại Việt Nam.
Đối tượng là người nước ngoài thường mang quốc tịch các nước ở Châu Phi, Thổ Nhĩ Kỳ, Indonesia và “núp” dưới danh nghĩa các công ty trong nước hoặc công ty nước ngoài để hoạt động phạm tội.
Qua thu thập hồ sơ các vụ án mà đối tượng phạm tội là người nước ngoài đều thấy giống nhau ở cách thức phạm tội với đủ “quái chiêu” hết sức tinh vi.
Ban đầu, chúng sẽ “mồi” các cá nhân, doanh nghiệp Việt Nam qua các hợp đồng nhỏ lẻ đưa lại lợi nhuận nhất định. Khi đã thu được lòng tin, các đối tượng phạm tội này sẽ “thả lưới” đánh mẻ lớn với những hợp đồng hàng triệu USD Để chiếm đoạt số tài sản này chúng sẽ nhận hàng hóa theo hợp đồng nhưng không thanh toán, hoặc thanh toán nhỏ giọt.
Nếu sự việc vỡ lở, chúng lấy lý do từ ngữ, nội dung trong hợp đồng chưa rõ ràng, có uẩn khúc để bắt bồi thường...
Chúng còn lợi dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật để sử dụng yếu tố công nghệ cao, internet… tập trung vào các lĩnh vực mà Việt Nam còn thiếu kinh nghiệm trong quản lý và phòng ngừa như tài chính ngân hàng, đầu tư giáo dục, chứng khoán…
Địa bàn “nóng” của loại tội phạm này thường là các thành phố trung tâm, hoặc có cửa khẩu vùng biên như Hà Nội, Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh, Thanh Hóa, Nghệ An… hoặc các trung tâm công nghiệp có sự đầu tư của doanh nghiệp nước ngoài như Đồng Nai, Bình Dương…/.
Đặng Dương Châu (Vietnam+)