Theo dự báo của ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch hội siêu thị Hà Nội cho biết: Đợt tăng giá xăng vừa qua chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến các mặt hàng có liên quan đến phí vận tải.
Dự báo trong thời gian tới các siêu thị có thể sẽ tăng giá một số mặt hàng thiết yếu khoảng từ 3% đến 5%. Không chỉ ở các siêu thị, hiện nay, tại các chợ truyền thống ở Hà Nội, thực phẩm cũng có chiều hướng rục rịch tăng giá.
Qua khảo sát một số khu chợ tại Hà Nội, sau hơn một tuần do tác động của việc xăng tăng giá lên 1.100 đồng/lít cộng thêm mưa bão, giá các loại thực phẩm đưa về các chợ bán lẻ, chợ cóc được thổi lên cao hơn so với giá tại chợ đầu mối.
Tại những khu chợ trung tâm như chợ Nguyễn Công Trứ, chợ cóc ở Yết Kiêu… thực phẩm bán với giá khá đắt. Chẳng hạn, giá các loại rau cải phải từ 8.000-10.000 đồng/mớ, tăng khoảng 2.000 đồng trở lên so với trước khi xăng tăng giá; thịt lợn tăng giá từ 100.000 đồng/kg trở lên.
Vẫn với cách giải thích tương tự như những lần tăng giá trước, chị Hoàng Ngọc Thủy, tiểu thương bán thịt lợn tại chợ Nguyễn Công Trứ cho biết: giá xăng dầu tăng kéo theo giá vận chuyển tăng, từ đó giá thịt cũng phải tăng để tránh thiệt thòi cho người nông dân. Còn chị Trịnh Thu Hiền bán hải sản cũng ở chợ Nguyễn Công Trứ cho rằng, người nuôi không tăng giá hải sản mà chính các thương lái trung gian đòi tăng giá. Họ lấy lý do là xăng tăng kéo theo chi phí vận chuyện tăng nên ảnh hưởng đến chi phí nhập hàng của các tiểu thương. Với việc tăng thế này, người bị chịu ảnh hưởng trực tiếp là người tiêu dùng.
Ở mặt hàng hoa quả, theo nhiều người bán hàng tại chợ Long Biên, thời gian trước khi giá xăng tăng, nhiều loại quả giá cả tương đối ổn định. Theo anh Trịnh Trọng Bình là tiểu thương tại chợ này, dù không muốn tăng giá nhưng khi giá xăng tăng, chi phí nhập hàng, vận chuyển tăng lên và nếu không tăng giá thì sẽ bị lỗ. Tuy nhiên, ngược lại với giá cả tăng thì sức mua của người mua hàng có vẻ giảm đi. Chính vì giá thực phẩm tăng lên, nhiều người mua hàng đã ra tận chợ đầu mối để mua vì giá thực phẩm ở chợ đầu mối có vẻ khá ổn định.
[Người dùng toát mồ hôi vì giá gas liên tục tăng]
Tuy nhiên, không phải hầu hết thực phẩm các chợ đều tăng giá, tại chợ Đại Từ (Hoàng Mai, Hà Nội), giá các loại thịt lợn vẫn giữ mức giá ổn định sau khi giá xăng tăng như thịt lợn nạc vai vẫn có giá 90.000 đồng/kg, thị gà ta giá 80.000 đồng/kg. Tại các khu vực chợ ngoại thành, nhiều người mua hàng cho biết: giá các thực phẩm vẫn giữ nguyên so với trước đó, chỉ có mặt hàng rau tăng. Theo chị Nguyễn Thị Sơn ở Đông Anh, giá xăng tăng kéo theo các chi phí về phân bón, giống tăng cộng thêm việc do ảnh hưởng của cơn bão số 5 vừa qua, mặt hàng rau xanh lại đội giá lên cao trong khi các loại thực phẩm như thịt lợn, thịt bò giá vẫn ổn định giá.
Theo lý giải của nông dân, giá thực phẩm đắt lên là do mưa bão ảnh hưởng đến khâu vận chuyển, việc thu hoạch rau cũng gặp khó khăn vì mưa kéo dài. Hơn nữa, do mưa bão, rau tại ruộng cũng bị dập nát nhiều, khiến cho lượng rau đổ về các chợ cũng ít hơn bình thường, vậy phải đẩy giá lên cao đề bù lỗ. Mặc dù rau tăng giá, nhưng đa số các chợ đầu mối vẫn bán rất chạy, thậm chí không có hàng để bán.
Trước tình hình đó, nhiều người tiêu dùng đang tìm đủ cách để cân bằng chi tiêu trong cơn "bão giá" này. Chị Nguyễn Hương Giang ở quận Hoàng Mai (Hà Nội) chia sẻ khi đang đi mua hàng ở chợ đầu mối phía Nam, tháng trước 1 ngày chi tiêu hết 100.000 đồng tiền ăn, dạo này khi ra chợ gần như cái gì cũng tăng giá, mua một mớ rau muống đã mất 7.000 đồng. Rau xanh tăng giá khiến nhiều người phải giảm bớt lượng rau ăn trong bữa cơm hàng ngày của mình. Chị Nguyễn Việt Hoa ở quận Hai Bà Trưng cho biết, mua một mớ rau cải xanh nhỏ đã hết 8.000 đồng. Trong khi bữa ăn 4 người nhà chị luôn có nhiều rau, nay giá tăng nên cũng phải giảm bớt phần rau trong bữa ăn xuống.
Cũng theo ông Vũ Vinh Phú, trong bối cảnh sức mua suy giảm bản thân các siêu thị cũng như các doanh nghiệp không muốn tăng giá các mặt hàng thiết yếu. Tuy nhiên, với sự tăng giá các sản phẩm nguyên nhiên liệu đầu vào như giá xăng, giá gas, buộc các doanh nghiệp phải điều chỉnh tăng. Khi các doanh nghiệp đã tăng giá thì ngoài thị trường tiểu thương cũng tăng giá là điều đương nhiên./.
Dự báo trong thời gian tới các siêu thị có thể sẽ tăng giá một số mặt hàng thiết yếu khoảng từ 3% đến 5%. Không chỉ ở các siêu thị, hiện nay, tại các chợ truyền thống ở Hà Nội, thực phẩm cũng có chiều hướng rục rịch tăng giá.
Qua khảo sát một số khu chợ tại Hà Nội, sau hơn một tuần do tác động của việc xăng tăng giá lên 1.100 đồng/lít cộng thêm mưa bão, giá các loại thực phẩm đưa về các chợ bán lẻ, chợ cóc được thổi lên cao hơn so với giá tại chợ đầu mối.
Tại những khu chợ trung tâm như chợ Nguyễn Công Trứ, chợ cóc ở Yết Kiêu… thực phẩm bán với giá khá đắt. Chẳng hạn, giá các loại rau cải phải từ 8.000-10.000 đồng/mớ, tăng khoảng 2.000 đồng trở lên so với trước khi xăng tăng giá; thịt lợn tăng giá từ 100.000 đồng/kg trở lên.
Vẫn với cách giải thích tương tự như những lần tăng giá trước, chị Hoàng Ngọc Thủy, tiểu thương bán thịt lợn tại chợ Nguyễn Công Trứ cho biết: giá xăng dầu tăng kéo theo giá vận chuyển tăng, từ đó giá thịt cũng phải tăng để tránh thiệt thòi cho người nông dân. Còn chị Trịnh Thu Hiền bán hải sản cũng ở chợ Nguyễn Công Trứ cho rằng, người nuôi không tăng giá hải sản mà chính các thương lái trung gian đòi tăng giá. Họ lấy lý do là xăng tăng kéo theo chi phí vận chuyện tăng nên ảnh hưởng đến chi phí nhập hàng của các tiểu thương. Với việc tăng thế này, người bị chịu ảnh hưởng trực tiếp là người tiêu dùng.
Ở mặt hàng hoa quả, theo nhiều người bán hàng tại chợ Long Biên, thời gian trước khi giá xăng tăng, nhiều loại quả giá cả tương đối ổn định. Theo anh Trịnh Trọng Bình là tiểu thương tại chợ này, dù không muốn tăng giá nhưng khi giá xăng tăng, chi phí nhập hàng, vận chuyển tăng lên và nếu không tăng giá thì sẽ bị lỗ. Tuy nhiên, ngược lại với giá cả tăng thì sức mua của người mua hàng có vẻ giảm đi. Chính vì giá thực phẩm tăng lên, nhiều người mua hàng đã ra tận chợ đầu mối để mua vì giá thực phẩm ở chợ đầu mối có vẻ khá ổn định.
[Người dùng toát mồ hôi vì giá gas liên tục tăng]
Tuy nhiên, không phải hầu hết thực phẩm các chợ đều tăng giá, tại chợ Đại Từ (Hoàng Mai, Hà Nội), giá các loại thịt lợn vẫn giữ mức giá ổn định sau khi giá xăng tăng như thịt lợn nạc vai vẫn có giá 90.000 đồng/kg, thị gà ta giá 80.000 đồng/kg. Tại các khu vực chợ ngoại thành, nhiều người mua hàng cho biết: giá các thực phẩm vẫn giữ nguyên so với trước đó, chỉ có mặt hàng rau tăng. Theo chị Nguyễn Thị Sơn ở Đông Anh, giá xăng tăng kéo theo các chi phí về phân bón, giống tăng cộng thêm việc do ảnh hưởng của cơn bão số 5 vừa qua, mặt hàng rau xanh lại đội giá lên cao trong khi các loại thực phẩm như thịt lợn, thịt bò giá vẫn ổn định giá.
Theo lý giải của nông dân, giá thực phẩm đắt lên là do mưa bão ảnh hưởng đến khâu vận chuyển, việc thu hoạch rau cũng gặp khó khăn vì mưa kéo dài. Hơn nữa, do mưa bão, rau tại ruộng cũng bị dập nát nhiều, khiến cho lượng rau đổ về các chợ cũng ít hơn bình thường, vậy phải đẩy giá lên cao đề bù lỗ. Mặc dù rau tăng giá, nhưng đa số các chợ đầu mối vẫn bán rất chạy, thậm chí không có hàng để bán.
Trước tình hình đó, nhiều người tiêu dùng đang tìm đủ cách để cân bằng chi tiêu trong cơn "bão giá" này. Chị Nguyễn Hương Giang ở quận Hoàng Mai (Hà Nội) chia sẻ khi đang đi mua hàng ở chợ đầu mối phía Nam, tháng trước 1 ngày chi tiêu hết 100.000 đồng tiền ăn, dạo này khi ra chợ gần như cái gì cũng tăng giá, mua một mớ rau muống đã mất 7.000 đồng. Rau xanh tăng giá khiến nhiều người phải giảm bớt lượng rau ăn trong bữa cơm hàng ngày của mình. Chị Nguyễn Việt Hoa ở quận Hai Bà Trưng cho biết, mua một mớ rau cải xanh nhỏ đã hết 8.000 đồng. Trong khi bữa ăn 4 người nhà chị luôn có nhiều rau, nay giá tăng nên cũng phải giảm bớt phần rau trong bữa ăn xuống.
Cũng theo ông Vũ Vinh Phú, trong bối cảnh sức mua suy giảm bản thân các siêu thị cũng như các doanh nghiệp không muốn tăng giá các mặt hàng thiết yếu. Tuy nhiên, với sự tăng giá các sản phẩm nguyên nhiên liệu đầu vào như giá xăng, giá gas, buộc các doanh nghiệp phải điều chỉnh tăng. Khi các doanh nghiệp đã tăng giá thì ngoài thị trường tiểu thương cũng tăng giá là điều đương nhiên./.
Thùy Linh (TTXVN)