Trong phiên giao dịch 12/9, giá vàng thế giới đã giảm 2,5%, trước sức ép bán ra của các nhà giao dịch. Cụ thể, tại New York (Mỹ), giá vàng giao tháng 12/2011 giảm 45,2 USD (2,5%) xuống 1.813,3 USD/ounce.
Trong khi giá vàng giao ngay đóng cửa ở mức 1.809,90 USD/ounce, giảm so với mức 1.856,40 cuối phiên 9/9.
Theo giới phân tích, nguy cơ vỡ nợ của Hy Lạp làm chao đảo các thị trường chứng khoán là lý do khiến các nhà đầu tư đang tiến hành bán ra vàng để tránh bị lỗ. Frank McGhee, nhà giao dịch thuộc công ty Integrated Brokerage Services LLC, nhận định nếu giá vàng rơi xuống dưới mốc 1.800 USD/ounce, thì giá kim loại quý này còn có thể tụt xuống mức 1.700 USD/ounce.
Tuy nhiên, sang đến ngày 13/9, tại thị trường châu Á giá vàng lấy lại đà tăng, trong bối cảnh cuộc khủng hoảng nợ tại Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) vẫn là nhân tố hỗ trợ giá kim loại quý này, vốn được coi là nơi trú ẩn an toàn trong thời kỳ bất ổn.
Giá vàng giao ngay tại Singapore có lúc tăng gần 1,2% lên 1.835,19 USD/ounce, trước khi dịu xuống 1.823,79 USD/ounce vào lúc 6 giờ 20 phút giờ GMT (13 giờ 20 phút giờ Việt Nam).
Các chuyên gia đánh giá rằng giá vàng vẫn sẽ tiếp tục được đẩy lên, do nhu cầu của các nhà đầu tư đối với các tài sản an toàn gia tăng, đặc biệt là trong thời điểm cuộc khủng hoảng nợ công hiện nay tại Eurozone ngày càng diễn biến phức tạp. Dự kiến, trong tuần này, Bộ trưởng Tài chính Mỹ, Timothy Geithner sẽ có chuyến công du tới Ba Lan, để họp bàn với các Bộ trưởng Tài chính của Eurozone về vấn đề nợ nần dai dẳng của khu vực này.
Bên cạnh đó, tỷ lệ lạm phát cao tại Trung Quốc cũng là một yếu tố hỗ trợ cho giá vàng. Ngân hàng trung ương Trung Quốc cho biết mặc dù Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của nước này trong tháng 8/2011 đã giảm, song vẫn ở mức quá cao. Do đó, nước này sẽ tiếp tục duy trì chính sách thắt chặt tiền tệ, để kiểm soát lạm phát.
Tuy nhiên, Nick Trevethan, chiến lược gia thuộc ngân hàng ANZ, cho rằng trong ngắn hạn giá vàng có khả năng sẽ giảm xuống mốc 1.750 USD/ounce, bởi trong những tháng qua các nhân tố hỗ trợ giá vàng vẫn chỉ lặp đi lặp lại mà không có thay đổi cả.
Thêm vào đó, việc đồng USD mạnh lên kể từ cuối tháng 8/2011, khiến các hàng hóa định giá bằng "đồng bạc xanh" như vàng trở nên đắt đỏ hơn cũng có thể là yếu tố gây sức ép giảm giá đối với kim loại quý này./.
Trong khi giá vàng giao ngay đóng cửa ở mức 1.809,90 USD/ounce, giảm so với mức 1.856,40 cuối phiên 9/9.
Theo giới phân tích, nguy cơ vỡ nợ của Hy Lạp làm chao đảo các thị trường chứng khoán là lý do khiến các nhà đầu tư đang tiến hành bán ra vàng để tránh bị lỗ. Frank McGhee, nhà giao dịch thuộc công ty Integrated Brokerage Services LLC, nhận định nếu giá vàng rơi xuống dưới mốc 1.800 USD/ounce, thì giá kim loại quý này còn có thể tụt xuống mức 1.700 USD/ounce.
Tuy nhiên, sang đến ngày 13/9, tại thị trường châu Á giá vàng lấy lại đà tăng, trong bối cảnh cuộc khủng hoảng nợ tại Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) vẫn là nhân tố hỗ trợ giá kim loại quý này, vốn được coi là nơi trú ẩn an toàn trong thời kỳ bất ổn.
Giá vàng giao ngay tại Singapore có lúc tăng gần 1,2% lên 1.835,19 USD/ounce, trước khi dịu xuống 1.823,79 USD/ounce vào lúc 6 giờ 20 phút giờ GMT (13 giờ 20 phút giờ Việt Nam).
Các chuyên gia đánh giá rằng giá vàng vẫn sẽ tiếp tục được đẩy lên, do nhu cầu của các nhà đầu tư đối với các tài sản an toàn gia tăng, đặc biệt là trong thời điểm cuộc khủng hoảng nợ công hiện nay tại Eurozone ngày càng diễn biến phức tạp. Dự kiến, trong tuần này, Bộ trưởng Tài chính Mỹ, Timothy Geithner sẽ có chuyến công du tới Ba Lan, để họp bàn với các Bộ trưởng Tài chính của Eurozone về vấn đề nợ nần dai dẳng của khu vực này.
Bên cạnh đó, tỷ lệ lạm phát cao tại Trung Quốc cũng là một yếu tố hỗ trợ cho giá vàng. Ngân hàng trung ương Trung Quốc cho biết mặc dù Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của nước này trong tháng 8/2011 đã giảm, song vẫn ở mức quá cao. Do đó, nước này sẽ tiếp tục duy trì chính sách thắt chặt tiền tệ, để kiểm soát lạm phát.
Tuy nhiên, Nick Trevethan, chiến lược gia thuộc ngân hàng ANZ, cho rằng trong ngắn hạn giá vàng có khả năng sẽ giảm xuống mốc 1.750 USD/ounce, bởi trong những tháng qua các nhân tố hỗ trợ giá vàng vẫn chỉ lặp đi lặp lại mà không có thay đổi cả.
Thêm vào đó, việc đồng USD mạnh lên kể từ cuối tháng 8/2011, khiến các hàng hóa định giá bằng "đồng bạc xanh" như vàng trở nên đắt đỏ hơn cũng có thể là yếu tố gây sức ép giảm giá đối với kim loại quý này./.
Trà My (TTXVN/Vietnam+)