Giá vàng đã vọt lên mức cao lịch sử mới trong phiên giao dịch ngày 14/4 trên các thị trường thế giới, trong bối cảnh đồng USD tụt xuống mức thấp nhất kể từ cuối năm 2009 so với các loại tiền tệ chính, và lạm phát gia tăng trên toàn thế giới, đặc biệt là cao hơn dự kiến tại châu Âu và Trung Quốc.
Không dừng lại ở đó, giá vàng tiếp tục nhảy vọt trong phiên cuối tuần ngày 15/4 trên thị trường châu Á.
Tại sàn giao dịch Singapore vào sáng 14/4, giá vàng giao ngay đã tăng thêm 3,81 USD lên 1.476,71 USD/ounce, sau khi có lúc đạt mức cao kỷ lục 1.479,01 USD/ounce. Giá vàng giao tháng Sáu cũng tăng lên mức cao mọi thời đại 1.480,5 USD/ounce.
Theo chiến lược gia về hàng hóa Natalie Robertson tại ngân hàng ANZ, giá vàng sẽ còn tiếp tục tăng trong ngắn hạn, nhất là trong bối cảnh giá dầu cùng lạm phát vẫn đang trong chiều hướng tăng cao, và có khả năng kim loại quý sẽ đạt đỉnh 1.500 USD/ounce vào cuối năm nay.
Nỗi lo về lạm phát đã khiến nhu cầu về vàng vật chất tăng mạnh tại Trung Quốc, nơi mà theo các số liệu chưa chính thức, tỷ lệ lạm phát trong tháng Ba nhiều khả năng cao hơn dự kiến, bất chấp việc chính phủ nước này đã cam kết sẽ làm mọi cách, kể cả tăng dự trữ bắt buộc tại các ngân hàng, tăng lãi suất, tăng tỷ giá hối đoái đồng Nhân dân tệ, nhằm kiểm soát lạm phát. Nhìn chung, tại thời điểm này, giá vàng đang được hỗ trợ bởi nhiều yếu tố.
Nếu số liệu sắp tới từ Mỹ cho thấy chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tại nền kinh tế lớn nhất thế giới này vẫn tăng ngoài dự kiến thì giá vàng sẽ còn đi xa hơn nữa.
Theo đà tăng của giá vàng, giá bạc cũng leo lên mức cao kỷ lục 42,41 USD/ounce - mức cao nhất của kim loại này kể từ năm 1980. Lượng bạc nắm giữ của quỹ giao dịch bạc lớn nhất thế giới IShares Silver Trust tính đến ngày 14/4 cũng tăng lên 10.974,26 tấn so với 10.969,71 tấn của ngày 13/4./.
Không dừng lại ở đó, giá vàng tiếp tục nhảy vọt trong phiên cuối tuần ngày 15/4 trên thị trường châu Á.
Tại sàn giao dịch Singapore vào sáng 14/4, giá vàng giao ngay đã tăng thêm 3,81 USD lên 1.476,71 USD/ounce, sau khi có lúc đạt mức cao kỷ lục 1.479,01 USD/ounce. Giá vàng giao tháng Sáu cũng tăng lên mức cao mọi thời đại 1.480,5 USD/ounce.
Theo chiến lược gia về hàng hóa Natalie Robertson tại ngân hàng ANZ, giá vàng sẽ còn tiếp tục tăng trong ngắn hạn, nhất là trong bối cảnh giá dầu cùng lạm phát vẫn đang trong chiều hướng tăng cao, và có khả năng kim loại quý sẽ đạt đỉnh 1.500 USD/ounce vào cuối năm nay.
Nỗi lo về lạm phát đã khiến nhu cầu về vàng vật chất tăng mạnh tại Trung Quốc, nơi mà theo các số liệu chưa chính thức, tỷ lệ lạm phát trong tháng Ba nhiều khả năng cao hơn dự kiến, bất chấp việc chính phủ nước này đã cam kết sẽ làm mọi cách, kể cả tăng dự trữ bắt buộc tại các ngân hàng, tăng lãi suất, tăng tỷ giá hối đoái đồng Nhân dân tệ, nhằm kiểm soát lạm phát. Nhìn chung, tại thời điểm này, giá vàng đang được hỗ trợ bởi nhiều yếu tố.
Nếu số liệu sắp tới từ Mỹ cho thấy chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tại nền kinh tế lớn nhất thế giới này vẫn tăng ngoài dự kiến thì giá vàng sẽ còn đi xa hơn nữa.
Theo đà tăng của giá vàng, giá bạc cũng leo lên mức cao kỷ lục 42,41 USD/ounce - mức cao nhất của kim loại này kể từ năm 1980. Lượng bạc nắm giữ của quỹ giao dịch bạc lớn nhất thế giới IShares Silver Trust tính đến ngày 14/4 cũng tăng lên 10.974,26 tấn so với 10.969,71 tấn của ngày 13/4./.
Thùy Chi (TTXVN/Vietnam+)