Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch phối hợp với Bảo tàng tỉnh Nam Định và Ban quản lý khu di tích đền Trần sẽ tiến hành điều tra xã hội học về lễ khai ấn, nghiên cứu và tiến tới xây dựng một mô hình phát ấn phù hợp, là một trong những nội dung quan trọng được thống nhất tại Hội nghị họp bàn về cách thức tổ chức lễ khai ấn đền Trần, tổ chức ngày 8/4, tại Nam Định.
Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam và các bên liên quan sẽ tiến hành các bước lấy ý kiến của cộng đồng dân cư, nhất là nhân dân sinh sống xung quanh khu vực đền Trần để đưa ra mô hình quản lý mới cho lễ hội đền Trần.
Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh sẽ chủ trì tổ chức một cuộc hội thảo khoa học liên quan đến lễ khai ấn đền Trần trong thời gian sớm nhất, dự kiến trong tháng Năm hoặc tháng Sáu tới đây.
Trên cơ sở ý kiến của các nhà nghiên cứu trình bày tại cuộc hội thảo này, các bên sẽ xây dựng, soạn thảo các tài liệu lịch sử về lễ khai ấn; tuyên truyền, quảng bá bằng nhiều hình thức. Nhà đền và Ủy ban Nhân dân thành phố Nam Định sẽ cho in một số ấn phẩm, tờ rơi tuyên truyền về lễ khai ấn.
Trước thời gian khai ấn năm 2012, các bên sẽ tăng cường công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng để nhân dân hiểu thêm về lịch sử và ý nghĩa của lễ khai ấn; tổ chức họp báo công khai về kế hoạch tổ chức lễ khai ấn. Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch sẽ tài trợ một phần kinh phí để thực hiện cho các phần việc trên, phần còn lại sẽ do địa phương đảm trách.
Trao đối với báo giới về phương án không tổ chức phát ấn vào đêm 14 tháng Giêng theo đề xuất của lãnh đạo tỉnh và ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng Văn hóa-Thể thao và Du lịch, cụ Trần Huy Chiến, Tổ trưởng Tổ từ đền Trần, cho biết quan điểm của đa số người dân thôn Tức Mạc là "khai ấn xong thì phải phát ngay" vào đúng giờ Tý vì đây là thời khắc linh thiêng, đánh dấu sự chuyển giao sang một ngày mới.
Nếu thời điểm khai ấn và phát ấn cách xa nhau quá dài, chưa chắc đã giảm được áp lực khi người dân sẽ phải chờ đợi rất lâu để được nhận một lá ấn lộc trong khi lực lượng an ninh sẽ phải "căng sức," túc trực tại chỗ suốt cả đêm để đảm bảo an ninh trật tự. Ngoài ra, phát ấn vào buổi sáng hôm sau có thể gây nên tình trạng tắc nghẽn giao thông trên Quốc lộ 10 chạy trước mặt Khu di tích đền Trần.
Theo cụ Chiến, để khắc phục tình trạng chen lấn, xô đẩy vào đêm khai ấn, ngoài việc tăng số lượng ấn phát ra đủ cho toàn bộ du khách và tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, có thể nghiên cứu mở rộng không gian phát ấn.
Cụ Chiến cho rằng nên xây hai dãy nhà Giải Vũ tại phía Đông khu di tích trên phần đất của Công ty giống cây trồng và phía Tây trên khu đất của khu nghĩa trang hiện tại, với hơn 20 gian mỗi bên.
Các gian nhà này có thể sử dụng làm nơi nghỉ ngơi cho du khách vào những ngày thường và địa điểm phát ấn vào đêm khai ấn. Tuy vậy, việc này "khá khó" và chỉ có Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch và Ủy ban Nhân dân tỉnh mới làm được vì đây là Di tích quốc gia./.
Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam và các bên liên quan sẽ tiến hành các bước lấy ý kiến của cộng đồng dân cư, nhất là nhân dân sinh sống xung quanh khu vực đền Trần để đưa ra mô hình quản lý mới cho lễ hội đền Trần.
Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh sẽ chủ trì tổ chức một cuộc hội thảo khoa học liên quan đến lễ khai ấn đền Trần trong thời gian sớm nhất, dự kiến trong tháng Năm hoặc tháng Sáu tới đây.
Trên cơ sở ý kiến của các nhà nghiên cứu trình bày tại cuộc hội thảo này, các bên sẽ xây dựng, soạn thảo các tài liệu lịch sử về lễ khai ấn; tuyên truyền, quảng bá bằng nhiều hình thức. Nhà đền và Ủy ban Nhân dân thành phố Nam Định sẽ cho in một số ấn phẩm, tờ rơi tuyên truyền về lễ khai ấn.
Trước thời gian khai ấn năm 2012, các bên sẽ tăng cường công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng để nhân dân hiểu thêm về lịch sử và ý nghĩa của lễ khai ấn; tổ chức họp báo công khai về kế hoạch tổ chức lễ khai ấn. Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch sẽ tài trợ một phần kinh phí để thực hiện cho các phần việc trên, phần còn lại sẽ do địa phương đảm trách.
Trao đối với báo giới về phương án không tổ chức phát ấn vào đêm 14 tháng Giêng theo đề xuất của lãnh đạo tỉnh và ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng Văn hóa-Thể thao và Du lịch, cụ Trần Huy Chiến, Tổ trưởng Tổ từ đền Trần, cho biết quan điểm của đa số người dân thôn Tức Mạc là "khai ấn xong thì phải phát ngay" vào đúng giờ Tý vì đây là thời khắc linh thiêng, đánh dấu sự chuyển giao sang một ngày mới.
Nếu thời điểm khai ấn và phát ấn cách xa nhau quá dài, chưa chắc đã giảm được áp lực khi người dân sẽ phải chờ đợi rất lâu để được nhận một lá ấn lộc trong khi lực lượng an ninh sẽ phải "căng sức," túc trực tại chỗ suốt cả đêm để đảm bảo an ninh trật tự. Ngoài ra, phát ấn vào buổi sáng hôm sau có thể gây nên tình trạng tắc nghẽn giao thông trên Quốc lộ 10 chạy trước mặt Khu di tích đền Trần.
Theo cụ Chiến, để khắc phục tình trạng chen lấn, xô đẩy vào đêm khai ấn, ngoài việc tăng số lượng ấn phát ra đủ cho toàn bộ du khách và tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, có thể nghiên cứu mở rộng không gian phát ấn.
Cụ Chiến cho rằng nên xây hai dãy nhà Giải Vũ tại phía Đông khu di tích trên phần đất của Công ty giống cây trồng và phía Tây trên khu đất của khu nghĩa trang hiện tại, với hơn 20 gian mỗi bên.
Các gian nhà này có thể sử dụng làm nơi nghỉ ngơi cho du khách vào những ngày thường và địa điểm phát ấn vào đêm khai ấn. Tuy vậy, việc này "khá khó" và chỉ có Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch và Ủy ban Nhân dân tỉnh mới làm được vì đây là Di tích quốc gia./.
Hữu Chiến (TTXVN/Vietnam+)