Thủ tướng tạm quyền Lebanon Saad Hariri ngày 20/1 tuyên bố sẽ không rời bỏ cuộc đua để thành lập chính phủ mới của nước này.
Phát biểu trên kênh truyền hình Future TV, ông Hariri tuyên bố, phong trào của ông và các đồng minh trong "Liên minh 14/3" đã cam kết chọn ông Hariri làm ứng cử viên cho những cuộc tham vấn để bổ nhiệm chức vụ Thủ tướng.
Ông Hariri phê phán các cuộc đấu đá nội bộ tại Lebanon, đồng thời cho biết sẽ tiếp tục nỗ lực đưa quốc gia này ra khỏi cuộc khủng hoảng chính trị hiện nay.
Chính phủ đoàn kết dân tộc của Lebanon đã bị sụp đổ ngày 12/1 sau khi Phong trào Hồi giáo Hezbollah cùng các đồng minh quyết định rút 10 bộ trưởng thuộc phe này ra khỏi nội các, do bất đồng kéo dài về cuộc điều tra vụ sát hại cựu Thủ tướng Rafik Hariri năm 2005.
Quyết định nêu trên được đưa ra sau khi ông Saad Hariri, con trai cố Thủ tướng Rafik Hariri, từ chối tổ chức một phiên họp nội các đặc biệt để thảo luận khả năng một số thành viên Phong trào Hồi giáo Hezbollah có thể bị Tòa án Đặc biệt về Lebanon do Liên hợp quốc bảo trợ (STL) truy tố vì liên quan tới vụ ám sát ông Rafik Hariri.
Chính phủ đoàn kết dân tộc Lebanon được thành lập tháng 11/2009, gồm 15 bộ trưởng thuộc "Liên minh 14/3" do Thủ tướng Saad Hariri đứng đầu, được Arập Xêút và phương Tây ủng hộ, 10 bộ trưởng thuộc "Liên minh 8/3" được Syria và Iran ủng hộ và năm bộ trưởng thân Tổng thống Michel Suleiman.
Căng thẳng trong nội bộ chính quyền Beirut gia tăng khi có tin STL chuẩn bị công bố cáo trạng đối với một số thành viên Hezbollah liên quan vụ ám sát ông Rafik Hariri. Nhiều người lo ngại vấn đề này sẽ thổi bùng lên xung đột giữa người Hồi giáo dòng Shiite và dòng Sunni ở Lebanon.
Trong khi đó, các nỗ lực của Thổ Nhĩ Kỳ và Qatar trong việc làm trung gian giải quyết mẫu thuẫn nội bộ trong chính quyền Lebanon cũng đã thất bại.
Sau hai ngày thảo luận tại Damascus, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutoglu và người đồng cấp Qatar Sheikh Hamad bin Jassem bin Jaber al-Thani tuyên bố tạm đình chỉ cuộc thảo luận do còn tồn tại những bất đồng quan điểm sâu sắc của các phe phái về một bản dự thảo thỏa thuận theo sáng kiến của Syria và Arập Xêút để giải quyết cuộc khủng hoảng chính trị hiện nay tại Lebanon.
Trước đó, ngày 19/1, Arập Xêút cũng đã từ bỏ nỗ lực làm trung gian hòa giải cho cuộc khủng hoảng chính trị tại Lebanon, đồng thời cảnh báo rằng tình hình nguy hiểm hiện tại có thể làm tan rã Lebanon, một đất nước đa tôn giáo./.
Phát biểu trên kênh truyền hình Future TV, ông Hariri tuyên bố, phong trào của ông và các đồng minh trong "Liên minh 14/3" đã cam kết chọn ông Hariri làm ứng cử viên cho những cuộc tham vấn để bổ nhiệm chức vụ Thủ tướng.
Ông Hariri phê phán các cuộc đấu đá nội bộ tại Lebanon, đồng thời cho biết sẽ tiếp tục nỗ lực đưa quốc gia này ra khỏi cuộc khủng hoảng chính trị hiện nay.
Chính phủ đoàn kết dân tộc của Lebanon đã bị sụp đổ ngày 12/1 sau khi Phong trào Hồi giáo Hezbollah cùng các đồng minh quyết định rút 10 bộ trưởng thuộc phe này ra khỏi nội các, do bất đồng kéo dài về cuộc điều tra vụ sát hại cựu Thủ tướng Rafik Hariri năm 2005.
Quyết định nêu trên được đưa ra sau khi ông Saad Hariri, con trai cố Thủ tướng Rafik Hariri, từ chối tổ chức một phiên họp nội các đặc biệt để thảo luận khả năng một số thành viên Phong trào Hồi giáo Hezbollah có thể bị Tòa án Đặc biệt về Lebanon do Liên hợp quốc bảo trợ (STL) truy tố vì liên quan tới vụ ám sát ông Rafik Hariri.
Chính phủ đoàn kết dân tộc Lebanon được thành lập tháng 11/2009, gồm 15 bộ trưởng thuộc "Liên minh 14/3" do Thủ tướng Saad Hariri đứng đầu, được Arập Xêút và phương Tây ủng hộ, 10 bộ trưởng thuộc "Liên minh 8/3" được Syria và Iran ủng hộ và năm bộ trưởng thân Tổng thống Michel Suleiman.
Căng thẳng trong nội bộ chính quyền Beirut gia tăng khi có tin STL chuẩn bị công bố cáo trạng đối với một số thành viên Hezbollah liên quan vụ ám sát ông Rafik Hariri. Nhiều người lo ngại vấn đề này sẽ thổi bùng lên xung đột giữa người Hồi giáo dòng Shiite và dòng Sunni ở Lebanon.
Trong khi đó, các nỗ lực của Thổ Nhĩ Kỳ và Qatar trong việc làm trung gian giải quyết mẫu thuẫn nội bộ trong chính quyền Lebanon cũng đã thất bại.
Sau hai ngày thảo luận tại Damascus, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutoglu và người đồng cấp Qatar Sheikh Hamad bin Jassem bin Jaber al-Thani tuyên bố tạm đình chỉ cuộc thảo luận do còn tồn tại những bất đồng quan điểm sâu sắc của các phe phái về một bản dự thảo thỏa thuận theo sáng kiến của Syria và Arập Xêút để giải quyết cuộc khủng hoảng chính trị hiện nay tại Lebanon.
Trước đó, ngày 19/1, Arập Xêút cũng đã từ bỏ nỗ lực làm trung gian hòa giải cho cuộc khủng hoảng chính trị tại Lebanon, đồng thời cảnh báo rằng tình hình nguy hiểm hiện tại có thể làm tan rã Lebanon, một đất nước đa tôn giáo./.
(TTXVN/Vietnam+)