Công cụ giám sát, cảnh báo và giảm thiểu rủi ro thảm họa trong bảo hiểm nông nghiệp là chủ đề cuộc Hội thảo do Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính) tổ chức ngày 25/9, tại Hà Nội nhằm tạo cơ hội cho các chuyên gia trong nước và quốc tế cùng chia sẻ về những rủi ro của thiên tai ảnh hưởng đến nông nghiệp, đồng thời giới thiệu các công cụ giám sát cảnh báo, giảm thiểu rủi ro trong bảo hiểm nông nghiệp.
Theo ông Christopher Coe, Giám đốc phụ trách tư vấn tái Bảo hiểm nông nghiệp Khu vực Đông Nam Á của Bảo hiểm Aon Benfield (Mỹ), một tập đoàn hàng đầu thế giới trong lĩnh vực môi giới tái bảo hiểm và tư vấn sử dụng vốn thì việc tham gia bảo hiểm nông nghiệp mang đến sự ổn định tài chính nhất định cho người nông dân, cung cấp nguồn vốn và chuyên môn quốc tế bằng cách hợp tác với các tập đoàn tái bảo hiểm trên thế giới, giúp Chính phủ các nước bảo đảm sự ổn định ngân sách, giải phóng nguồn vốn địa phương để đầu tư vào các cơ sở hạ tầng khác, giúp đào tạo người nông dân.
Bảo hiểm nông nghiệp mang tới lợi ích trong tất cả các năm, không chỉ trong năm có thảm họa thiên nhiên, bằng cách giảm bớt chi phí do thiệt hại nhưng vẫn cung cấp đầy đủ sự bảo vệ trong trường hợp có thảm họa thiên nhiên.
Việt Nam là quốc gia phải gánh chịu nhiều cơn bão, theo thống kê từ 1996-2008, trung bình có khoảng 5 cơn bão lớn mỗi năm. Trong khi đó, nông nghiệp chiếm 22% GDP, 30% sản lượng xuất khẩu và 60% lực lượng lao động. Năm 2011, GDP của Việt Nam ước khoảng 120 tỷ USD, nếu chỉ cần sản lượng lúa gạo sụt giảm 1% có thể dẫn tới đến sụt giảm nguồn thu lên tới 260 triệu USD, do đó thảm họa thiên tai sẽ gây thiệt hại lớn cho nền kinh tế.
Hiện có rất nhiều rủi ro người nông dân cần quản lý như rủi ro về tài chính, rủi ro sản lượng, rủi ro thị trường, rủi ro môi trường, đặc biệt rủi ro khí hậu có tác động lớn tới sản lượng mùa màng như các rủi ro do mưa đá, băng giá, lũ lụt, bão, hạn hán…
Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn quá ít người dân tham gia các chương trình bảo hiểm nông nghiệp vì vậy cần có sự khuyến khích, hỗ trợ của Chính phủ để người dân tham gia nhiều hơn.
Ông Phùng Ngọc Khánh, Phó Cục trưởng Cục quản lý, giám sát bảo hiểm nhấn mạnh, sau 8 tháng triển khai bảo hiểm nông nghiệp tại 15 tỉnh thành trên cả ba lĩnh vực thủy sản, cây lúa, vật nuôi đã có nhiều kết quả tốt, rút ra nhiều bài học kinh nghiệm trong việc nâng cao nhận thức để người dân thấy rằng việc tham gia bảo hiểm nông nghiệp là hình thức tốt nhất để giảm nhẹ ảnh hưởng của thiên tai đối với nông dân, đồng thời làm giảm gánh nặng ngân sách và xa hơn nữa là đảm bảo vấn đề an ninh lương thực cho quốc gia./.
Theo ông Christopher Coe, Giám đốc phụ trách tư vấn tái Bảo hiểm nông nghiệp Khu vực Đông Nam Á của Bảo hiểm Aon Benfield (Mỹ), một tập đoàn hàng đầu thế giới trong lĩnh vực môi giới tái bảo hiểm và tư vấn sử dụng vốn thì việc tham gia bảo hiểm nông nghiệp mang đến sự ổn định tài chính nhất định cho người nông dân, cung cấp nguồn vốn và chuyên môn quốc tế bằng cách hợp tác với các tập đoàn tái bảo hiểm trên thế giới, giúp Chính phủ các nước bảo đảm sự ổn định ngân sách, giải phóng nguồn vốn địa phương để đầu tư vào các cơ sở hạ tầng khác, giúp đào tạo người nông dân.
Bảo hiểm nông nghiệp mang tới lợi ích trong tất cả các năm, không chỉ trong năm có thảm họa thiên nhiên, bằng cách giảm bớt chi phí do thiệt hại nhưng vẫn cung cấp đầy đủ sự bảo vệ trong trường hợp có thảm họa thiên nhiên.
Việt Nam là quốc gia phải gánh chịu nhiều cơn bão, theo thống kê từ 1996-2008, trung bình có khoảng 5 cơn bão lớn mỗi năm. Trong khi đó, nông nghiệp chiếm 22% GDP, 30% sản lượng xuất khẩu và 60% lực lượng lao động. Năm 2011, GDP của Việt Nam ước khoảng 120 tỷ USD, nếu chỉ cần sản lượng lúa gạo sụt giảm 1% có thể dẫn tới đến sụt giảm nguồn thu lên tới 260 triệu USD, do đó thảm họa thiên tai sẽ gây thiệt hại lớn cho nền kinh tế.
Hiện có rất nhiều rủi ro người nông dân cần quản lý như rủi ro về tài chính, rủi ro sản lượng, rủi ro thị trường, rủi ro môi trường, đặc biệt rủi ro khí hậu có tác động lớn tới sản lượng mùa màng như các rủi ro do mưa đá, băng giá, lũ lụt, bão, hạn hán…
Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn quá ít người dân tham gia các chương trình bảo hiểm nông nghiệp vì vậy cần có sự khuyến khích, hỗ trợ của Chính phủ để người dân tham gia nhiều hơn.
Ông Phùng Ngọc Khánh, Phó Cục trưởng Cục quản lý, giám sát bảo hiểm nhấn mạnh, sau 8 tháng triển khai bảo hiểm nông nghiệp tại 15 tỉnh thành trên cả ba lĩnh vực thủy sản, cây lúa, vật nuôi đã có nhiều kết quả tốt, rút ra nhiều bài học kinh nghiệm trong việc nâng cao nhận thức để người dân thấy rằng việc tham gia bảo hiểm nông nghiệp là hình thức tốt nhất để giảm nhẹ ảnh hưởng của thiên tai đối với nông dân, đồng thời làm giảm gánh nặng ngân sách và xa hơn nữa là đảm bảo vấn đề an ninh lương thực cho quốc gia./.
Thùy Dương (TTXVN)