Chứng khoán châu Á đi lên trong phiên giao dịch ngày 28/2, nhờ thông tin sản lượng công nghiệp của Nhật Bản tăng và các nhà đầu tư bớt lo ngại về tình trạng bất ổn tại Libya, thành viên Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC).
Chỉ số MSCI của chứng khoán châu Á-Thái Bình Dương (trừ Nhật Bản) tăng 0,2%, chủ yếu nhờ cổ phiếu tài chính lấy lại những gì đã mất vào tuần trước, và giá dầu tăng đã tạo nền tảng cho cổ phiếu năng lượng. Chỉ số này chạm các mức thấp kỷ lục trong ba tháng vào tuần trước, do lo ngại các cuộc biểu tình chống chính phủ sẽ lan rộng ở các nước sản xuất mỏ ở Trung Đông, và đã mất hơn 3% trong năm nay.
Chỉ số Hang Seng của Hong Kong tăng 325,65 điểm, lên 23.338,02 điểm. Chỉ số Nikkei-225 của Nhật Bản tăng 97,33 điểm, lên 10.624,09 điểm. Chỉ số Shanghai Composite của Thượng Hải tăng 26,49 điểm, lên 2.905,05 điểm.
Trong khi đó, chỉ số Kospi của Hàn Quốc giảm 24,13 điểm, xuống 1.939,3 điểm. Chỉ số S&P/ASX200 của Australia giảm 6 điểm, xuống 4.830,5 điểm.
Sản lượng công nghiệp của Nhật Bản tăng tháng thứ ba liên tiếp trong tháng Một vừa qua, khi nhu cầu bên ngoài đối với hàng hóa của nước này tiếp tục được cải thiện.
Sau thông tin tích cực này, các nhà đầu tư đang chờ đợi bài phát biểu của Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), Ben Bernanke, về chính sách kinh tế trước các ủy ban quốc hội vào ngày 1 và 2/3 để có thể dự đoán về thời điểm FED bắt đầu tăng lãi suất từ các mức thấp kỷ lục, khi các ngân hàng trung ương lớn khác đã thực hiện điều này.
Tuy nhiên, niềm tin của thị trường vẫn chưa vững vàng, do lo ngại việc giá dầu tăng mạnh trong tuần trước dưới tác động từ cuộc khủng hoảng chính trị ở Libya có thể ảnh hưởng xấu đến kinh tế toàn cầu như trong thập niên 70 của thế kỷ trước.
Những lo ngại về sản xuất dầu mỏ đã dịu bớt vào cuối tuần trước, sau khi Cơ quan Năng lượng Quốc tế khẳng định tác động của bất ổn tại Libya đối với nguồn cung dầu sẽ không thể tới mức các nhà phân tích dự đoán và bất kỳ sự thiếu hụt nào cũng có thể được bù đắp dễ dàng từ các nước khác.
Một lo ngại hiện nay của các thị trường mới nổi là các dòng vốn đang chảy ra khỏi các thị trường này để hướng tới các thị trường phát triển, khi thanh khoản quá lớn đang khiến các thị trường mới nổi đối mặt với sức ép lạm phát. Trong khi các nước phát triển vẫn không tăng lãi suất, việc tăng lãi suất nhằm kiềm chế lạm phát ở các thị trường mới nổi sẽ khiến các thị trường này chịu những tác động bất lợi.
Các thị trường chứng khoán mới nổi ở châu Á có thể tiếp tục đi xuống, trong khi các thị trường phát triển như Nhật Bản và Mỹ nhộn nhịp. Chỉ số MSCI của chứng khoán Nhật Bản tăng gần 6% trong năm nay, trong khi chỉ số này của chứng khoán Indonesia giảm khoảng 7,5%.
Để tránh rủi ro, trong tuần kết thúc ngày 23/2, các nhà đầu tư đã đổ lượng vốn lớn nhất trong hơn ba tháng vào các quỹ trái phiếu trên toàn cầu, và rút vốn khỏi các quỹ chứng khoán tại các thị trường mới nổi.
Với hơn 20 tỷ USD bị rút khỏi các thị trường mới nổi kể từ giữa tháng Một vừa qua, đây là giai đoạn dài nhất chứng kiến dòng chảy vốn ra khỏi các thị trường này kể từ khi khủng hoảng kinh tế toàn cầu bắt đầu./.
Chỉ số MSCI của chứng khoán châu Á-Thái Bình Dương (trừ Nhật Bản) tăng 0,2%, chủ yếu nhờ cổ phiếu tài chính lấy lại những gì đã mất vào tuần trước, và giá dầu tăng đã tạo nền tảng cho cổ phiếu năng lượng. Chỉ số này chạm các mức thấp kỷ lục trong ba tháng vào tuần trước, do lo ngại các cuộc biểu tình chống chính phủ sẽ lan rộng ở các nước sản xuất mỏ ở Trung Đông, và đã mất hơn 3% trong năm nay.
Chỉ số Hang Seng của Hong Kong tăng 325,65 điểm, lên 23.338,02 điểm. Chỉ số Nikkei-225 của Nhật Bản tăng 97,33 điểm, lên 10.624,09 điểm. Chỉ số Shanghai Composite của Thượng Hải tăng 26,49 điểm, lên 2.905,05 điểm.
Trong khi đó, chỉ số Kospi của Hàn Quốc giảm 24,13 điểm, xuống 1.939,3 điểm. Chỉ số S&P/ASX200 của Australia giảm 6 điểm, xuống 4.830,5 điểm.
Sản lượng công nghiệp của Nhật Bản tăng tháng thứ ba liên tiếp trong tháng Một vừa qua, khi nhu cầu bên ngoài đối với hàng hóa của nước này tiếp tục được cải thiện.
Sau thông tin tích cực này, các nhà đầu tư đang chờ đợi bài phát biểu của Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), Ben Bernanke, về chính sách kinh tế trước các ủy ban quốc hội vào ngày 1 và 2/3 để có thể dự đoán về thời điểm FED bắt đầu tăng lãi suất từ các mức thấp kỷ lục, khi các ngân hàng trung ương lớn khác đã thực hiện điều này.
Tuy nhiên, niềm tin của thị trường vẫn chưa vững vàng, do lo ngại việc giá dầu tăng mạnh trong tuần trước dưới tác động từ cuộc khủng hoảng chính trị ở Libya có thể ảnh hưởng xấu đến kinh tế toàn cầu như trong thập niên 70 của thế kỷ trước.
Những lo ngại về sản xuất dầu mỏ đã dịu bớt vào cuối tuần trước, sau khi Cơ quan Năng lượng Quốc tế khẳng định tác động của bất ổn tại Libya đối với nguồn cung dầu sẽ không thể tới mức các nhà phân tích dự đoán và bất kỳ sự thiếu hụt nào cũng có thể được bù đắp dễ dàng từ các nước khác.
Một lo ngại hiện nay của các thị trường mới nổi là các dòng vốn đang chảy ra khỏi các thị trường này để hướng tới các thị trường phát triển, khi thanh khoản quá lớn đang khiến các thị trường mới nổi đối mặt với sức ép lạm phát. Trong khi các nước phát triển vẫn không tăng lãi suất, việc tăng lãi suất nhằm kiềm chế lạm phát ở các thị trường mới nổi sẽ khiến các thị trường này chịu những tác động bất lợi.
Các thị trường chứng khoán mới nổi ở châu Á có thể tiếp tục đi xuống, trong khi các thị trường phát triển như Nhật Bản và Mỹ nhộn nhịp. Chỉ số MSCI của chứng khoán Nhật Bản tăng gần 6% trong năm nay, trong khi chỉ số này của chứng khoán Indonesia giảm khoảng 7,5%.
Để tránh rủi ro, trong tuần kết thúc ngày 23/2, các nhà đầu tư đã đổ lượng vốn lớn nhất trong hơn ba tháng vào các quỹ trái phiếu trên toàn cầu, và rút vốn khỏi các quỹ chứng khoán tại các thị trường mới nổi.
Với hơn 20 tỷ USD bị rút khỏi các thị trường mới nổi kể từ giữa tháng Một vừa qua, đây là giai đoạn dài nhất chứng kiến dòng chảy vốn ra khỏi các thị trường này kể từ khi khủng hoảng kinh tế toàn cầu bắt đầu./.
Lê Minh (TTXVN/Vietnam+)