Trong ba ngày từ 10-12/9, tại xã Đồng Rui, huyện Tiên Yên, Quảng Ninh, đã diễn ra cuộc Giao lưu trồng rừng ngập mặn hữu nghị Việt Nam-Nhật Bản.
Cuộc giao lưu được tỉnh Quảng Ninh, Ban Nghiên cứu Hệ sinh thái Rừng ngập mặn và Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường (MERD) Đại học Quốc gia Hà Nội phối hợp với Công ty Tokio Marine & Nichido Fire Insurance, Tổ chức Phục hồi Rừng ngập mặn Nhật Bản (ACTOMANG) phối hợp tổ chức với mục tiêu: "Bảo vệ môi trường, hòa bình và hữu nghị, là biểu tượng cho tình cảm bền chặt giữa nhân dân hai nước Việt Nam-Nhật Bản, là sức vươn lên vì một thế giới màu xanh."
Trong nhiều năm qua, các nhà tài trợ Nhật Bản đã rất quan tâm và hỗ trợ kinh phí để phục hồi rừng ngập mặn ở nhiều địa phương vùng ven biển Việt Nam, góp phần giảm thiểu những tác động xấu đối với môi trường và xóa đói giảm nghèo.
Bên cạnh đó, ACTOMANG cùng với MERD còn tổ chức nhiều hoạt động truyền thông với mục đích nâng cao nhận thức cho cộng đồng dân cư về vai trò của hệ sinh thái rừng ngập mặn, giao lưu trồng rừng giữa cộng đồng dân cư với học sinh, sinh viên thuộc các trường đại học hoặc cán bộ lãnh đạo và công nhân viên các công ty, doanh nghiệp của Nhật Bản.
Chương trình giao lưu trồng rừng ngập mặn hữu nghị Việt Nam-Nhật Bản lần này tiếp tục là cơ hội tốt để tuyên truyền các thông tin, kiến thức và chính sách pháp luật của Việt Nam về rừng ngập mặn trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang gây tác hại không nhỏ ở nhiều nơi trên thế giới như hiện nay./.
Cuộc giao lưu được tỉnh Quảng Ninh, Ban Nghiên cứu Hệ sinh thái Rừng ngập mặn và Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường (MERD) Đại học Quốc gia Hà Nội phối hợp với Công ty Tokio Marine & Nichido Fire Insurance, Tổ chức Phục hồi Rừng ngập mặn Nhật Bản (ACTOMANG) phối hợp tổ chức với mục tiêu: "Bảo vệ môi trường, hòa bình và hữu nghị, là biểu tượng cho tình cảm bền chặt giữa nhân dân hai nước Việt Nam-Nhật Bản, là sức vươn lên vì một thế giới màu xanh."
Trong nhiều năm qua, các nhà tài trợ Nhật Bản đã rất quan tâm và hỗ trợ kinh phí để phục hồi rừng ngập mặn ở nhiều địa phương vùng ven biển Việt Nam, góp phần giảm thiểu những tác động xấu đối với môi trường và xóa đói giảm nghèo.
Bên cạnh đó, ACTOMANG cùng với MERD còn tổ chức nhiều hoạt động truyền thông với mục đích nâng cao nhận thức cho cộng đồng dân cư về vai trò của hệ sinh thái rừng ngập mặn, giao lưu trồng rừng giữa cộng đồng dân cư với học sinh, sinh viên thuộc các trường đại học hoặc cán bộ lãnh đạo và công nhân viên các công ty, doanh nghiệp của Nhật Bản.
Chương trình giao lưu trồng rừng ngập mặn hữu nghị Việt Nam-Nhật Bản lần này tiếp tục là cơ hội tốt để tuyên truyền các thông tin, kiến thức và chính sách pháp luật của Việt Nam về rừng ngập mặn trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang gây tác hại không nhỏ ở nhiều nơi trên thế giới như hiện nay./.
Mạnh Tú (TTXVN/Vietnam+)