Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, những năm gần đây tình trạng săn bắt, buôn bán, tiêu thụ trái phép các loài động vật hoang dã là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới suy giảm nguồn tài nguyên động vật hoang dã và gây tác động tiêu cực tới nỗ lực bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam.
Cũng theo bộ này, dịp Tết Nguyên đán được đánh giá là thời gian cao điểm về việc buôn bán, sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật hoang dã như cao hổ, sừng tê giác, rượu ngâm động vật hoang dã, thịt thú rừng,…với mục đích làm quà biếu, quà tặng và tổ chức tiệc liên hoan.
Nhằm hạn chế tình trạng trên, ngày 22/1, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có Công văn số 221/BTNMT-TCMT gửi các Bộ, ngành và địa phương chỉ đạo cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại đơn vị nghiêm túc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo tồn các loài động vật hoang dã.
Theo đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị các đơn vị tăng cường tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật và hành vi bị nghiêm cấm liên quan đến bảo tồn các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm tới cộng đồng địa phương.
Song song với đó, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng tổ chức kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về bảo tồn các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm.
Ngoài ra, Bộ cũng khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân cam kết không tiêu thụ động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm và thông báo các hành vi vi phạm tới các cơ quan chức năng./.
Cũng theo bộ này, dịp Tết Nguyên đán được đánh giá là thời gian cao điểm về việc buôn bán, sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật hoang dã như cao hổ, sừng tê giác, rượu ngâm động vật hoang dã, thịt thú rừng,…với mục đích làm quà biếu, quà tặng và tổ chức tiệc liên hoan.
Nhằm hạn chế tình trạng trên, ngày 22/1, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có Công văn số 221/BTNMT-TCMT gửi các Bộ, ngành và địa phương chỉ đạo cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại đơn vị nghiêm túc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo tồn các loài động vật hoang dã.
Theo đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị các đơn vị tăng cường tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật và hành vi bị nghiêm cấm liên quan đến bảo tồn các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm tới cộng đồng địa phương.
Song song với đó, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng tổ chức kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về bảo tồn các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm.
Ngoài ra, Bộ cũng khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân cam kết không tiêu thụ động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm và thông báo các hành vi vi phạm tới các cơ quan chức năng./.
Chỉ tính tính từ tháng 12/2012 đến nay, đã có hàng chục vụ buôn bán, tiêu thụ trái phép các loài động vật hoang dã bị bắt giữ. Cụ thể, ngày 13/12/2012, lực lượng Kiểm lâm cơ động số I tỉnh Thanh Hóa đã phát hiện 500 cá thể rắn có tổng trọng lượng là 72,5 kg, trong đó có 9,5 kg rắn ráo trâu thuộc nhóm 2B, không có nguồn gốc xuất xứ trên một chiếc xe khách mang biển kiểm soát 17K- 8975. Tiếp đó, ngày 20/12/2012, Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về môi trường, Công an tỉnh Quảng Trị cũng phát hiện và thu giữ 11 cá thể cầy vòi hương (33kg) và 19 cá thể hon (60kg), 28,5kg rắn, trong đó có 2 cá thể rắn hổ mang. Chỉ sau hai ngày (22/12), tại địa bàn đội 9, xã Sơn Kim, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo phối hợp với Phòng Cảnh sát Kinh tế Công an tỉnh và Chi cục Hải quan Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo đã phát hiện và thu giữ 215kg tê tê, 193kg kỳ đà trên một chiếc xe ôtô hiệu DEAWOO 7 chỗ ngồi. Mới đây, ngay vào những ngày đầu năm 2013, tại khu vực đường Khe Ná-Chi Lời thuộc xã Sơn Thọ, huyện Vũ Quang, (Hà Tĩnh) Công an huyện Vũ Quang tiếp tục phát hiện, thu giữ 80 con kỳ đà và 68 con rùa có trọng lượng gần 710 kg trên một chiếc xe ô tô BKS 29H-1674./. |
Hùng Võ (Vietnam+)