Gìn giữ nét đẹp văn hóa mùa lễ Vu lan báo hiếu

Theo truyền thống Phật giáo Việt Nam, rằm tháng Bảy Âm lịch là một trong những ngày lễ quan trọng của Phật giáo, là ngày lễ Vu lan báo hiếu.
Theo truyền thống Phật giáo Việt Nam, rằm tháng Bảy Âm lịch hàng năm làmột trong những ngày lễ quan trọng của Phật giáo, với ý nghĩa là ngày lễ Vu lanbáo hiếu cha mẹ, thể hiện nét văn hóa đạo đức hiếu hạnh của đạo Phật, một trong“Tứ trọng ân” mà mỗi người con đều không thể nguôi quên.

Lễ Vu Lan xuất phát từ sự tích Bồ tát Mục Kiền Liên đại hiếu đã cứu mẹmình ra khỏi kiếp ngạ quỷ (quỷ đói). Vu Lan trở thành ngày lễ hàng năm để tưởngnhớ công ơn cha mẹ và tổ tiên nói chung, nhắc nhở mỗi người biết trân trọngnhững gì mình đang có, nhắc nhở bổn phận làm con phải luôn nhớ đến công ơn sinhdưỡng của cha mẹ mà làm những việc hiếu nghĩa để thể hiện tình cảm, lòng biếtơn.

Mỗi mùa Vu Lan đến, nhiều nơi lại tổ chức thăm hỏi, tặng quà cho đồng bàonghèo, trẻ em mồ côi, người già neo đơn… Những việc làm ấy cũng xuất phát từ ýnghĩa đền đáp công ơn tổ tiên, ông bà, cha mẹ, thể hiện nét đẹp truyền thống vănhóa đạo đức của dân tộc.

Đại đức Thích Thanh Tuấn, Ủy viên Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phậtgiáo Việt Nam cho biết: lễ Vu Lan là dịp để con cái báo đáp công ơn cha mẹ sinhthành ra mình, từ đời này sang đời khác và để đáp đền công ơn đó, con cái phảitích đức tu nhân, giúp đỡ người nghèo, làm những điều thiện, cầu siêu cho tiêntổ được siêu đăng Phật quốc.

Theo tín ngưỡng truyền thống, rằm tháng Bảy Âm lịchcòn gọi là ngày "xá tội vong nhân." Người con muốn cha mẹ, cửu huyền thất tổđược xá tội, được giảm ác nghiệp phải chăm làm việc thiện, hồi hướng công đứccho cha mẹ sớm về nơi an lành.

Tuy nhiên, cùng với những nét đẹp văn hóa đó, ngày lễ Vu Lan đang bị yếutố mê tín dị đoan, phi Phật giáo ảnh hưởng rất nhiều, đó là tục đốt vàng mã. Dịpnày, nhà nhà lại sắm sửa lễ vật, vàng mã để cúng chúng sinh , nhà ít cũng đốtvài bộ quần áo, mấy xấp tiền vàng cho “người cõi âm” hết vài trăm ngàn, nhànhiều, đốt cả ôtô, xe máy, nhà lầu, tốn đến tiền triệu.

Ai cũng biết đốt vàng mãlà tốn tiền của, là khói bụi, ảnh hưởng đến môi trường xung quanh, nhiều ngôichùa đã đặt biển cấm đốt vàng mã trong chùa, song dường như ít ai nhận ra rằngđó là một sự lãng phí lớn và tục đốt vàng mã vẫn diễn ra phổ biến.

Hòa thượng Thích Gia Quang, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phậtgiáo Việt Nam khẳng định: Trong Phật giáo không có tục lệ đốt vàng mã. Theo quanđiểm của Phật giáo, chỉ dùng cái tâm, tâm niệm để tưởng nhớ, noi gương các bậctiền bối, các bậc thần thánh để từ đó làm tốt trong đời sống của mình, không cầnphô trương, hình thức, đó mới là điều cốt lõi. Đốt vàng mã nhiều như hiện nay làrất lãng phí.

Theo Đại đức Thích Thanh Tuấn, muốn cho cửu huyền thất tổ, cha mẹ nhiềuđời, nhiều kiếp được siêu thoát, cần tích đức tu nhân, giúp người nghèo khó, lấycâu kinh, câu kệ để cầu cho các linh hồn được siêu thoát, không nên làm nhữngđiều phi lý như đốt vàng mã. Không phải đốt đồ mã xong là đã "xá tội vong nhân."

Đốt vàng mã không những vừa hao tài tốn của, không giải quyết được việc gì màcòn làm ảnh hưởng đến môi trường; tiền vàng, quần áo đốt xong, than tro trở lạivới người trần, người âm không được hưởng. Tích đức tu nhân, làm việc thiện làcách báo hiếu, cách để "xá tội vong nhân" tốt nhất./.

Chu Thanh Vân (TTXVN)

Tin cùng chuyên mục

Hanami - Điểm đến của mùa Xuân Nhật Bản

Hanami - Điểm đến của mùa Xuân Nhật Bản

Cuối tháng 3, đầu tháng 4 hàng năm, khi những tia nắng ấm áp của mùa Xuân đánh thức nụ hoa anh đào, cũng là lúc người dân Nhật Bản bắt đầu hòa mình vào những lễ hội ngắm hoa - Hanami.

Lễ hội ngắm hoa anh đào tại Tokyo

Lễ hội ngắm hoa anh đào tại Tokyo

Khi những tia nắng ấm áp của mùa Xuân đánh thức nụ hoa anh đào, cũng là lúc người dân bắt đầu hoà mình vào những lễ hội ngắm hoa anh đào (Hanami) tại nhiều khu vực ở Tokyo.

Quang cảnh lễ hội hoa anh đào Kỳ Thượng. (Ảnh: Đức Hiếu/TTXVN)

Đặc sắc lễ hội hoa anh đào tại Quảng Ninh

Phát biểu tại lễ khai mạc, ông Linh Hồng Nguyên, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Kỳ Thượng, thành phố Hạ Long cho biết: “Lễ hội được tổ chức nhằm cụ thể hóa đề án Hạ Long - thành phố của hoa và lễ hội”.

Sau khi trang điểm, các chú voi trình diễn trên “sàn catwalk” để buôn làng và du khách chiêm ngưỡng. (Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN)

Những hình ảnh đặc sắc tại Hội voi Buôn Đôn

Hội voi Buôn Đôn năm 2025 là hoạt động nằm trong khuôn khổ chào mừng kỷ niệm 50 năm Chiến thắng Buôn Ma Thuột, giải phóng tỉnh Đắk Lắk (10/3/1975-10/3/2025) và Lễ hội Càphê Buôn Ma Thuột.