Theo Thứ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Phạm Minh Huân, hiện nay ở Việt Nam mới có khoảng 30% doanh nghiệp có hợp đồng lao động tập thể, còn rất nhiều doanh nghiệp chưa xây dựng được thỏa ước lao động tập thể.
Phát biểu tại Hội thảo “Các cách tiếp cận mới về thương lượng tập thể,” tổ chức ngày 1/10, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Phạm Minh Huân cho biết việc ký kết thỏa ước lao động và thương lượng tập thể thực hiện chưa tốt, so với yêu cầu đang còn khoảng cách lớn; tình trạng đình công còn diễn biến khá phức tạp. Do vậy, việc sửa đổi Luật Lao động trong thời gian tới cần hướng đến quy định thương lượng tập thể trở thành văn hóa doanh nghiệp.
Theo bà Katie Quan, chuyên gia Quan hệ lao động tại Đại học Berkeley Hoa Kỳ, ở Việt Nam mới chỉ có hai khái niệm về thương lượng tập thể được giới thiệu và áp dụng. Đó là thương lượng tập thể cấp doanh nghiệp và thương lượng tập thể cấp ngành.
Mới đây, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã thí điểm thương lượng và ký kết thoả ước lao động tập thể trong ngành dệt may. Đây là ngành đầu tiên ký thỏa ước lao động tập thể cấp ngành nhằm bảo vệ quyền lợi của người lao động, hạn chế đình công bất hợp pháp.
Thỏa ước lao động tập thể ngành dệt may được xây dựng trên cơ sở thỏa thuận thống nhất giữa người sử dụng lao động và người lao động, thông qua các nghĩa vụ và quyền lợi, cụ thể như chế độ tiền lương, thu nhập bình quân, văn hóa ứng xử trong doanh nghiệp, bình đẳng giới, tranh chấp lao động…
Hiệp hội Dệt may và Công đoàn Dệt may đã bước đầu tìm kiếm được sự đồng thuận về vị thế thương lượng, cấu trúc, nội dung, kết quả thương lượng đối với từng mô hình thí điểm hoặc đã chính thức được áp dụng.
Qua hội thảo, các chuyên gia của dự án quan hệ lao động (USAID) đã ghi nhận Việt Nam đang đi đúng hướng với mô hình thỏa ước tập thể ngành. Đây là kiểu thương lượng được thực hiện theo cấp ngành hoặc đa ngành, có độ bao phủ rộng, cam kết đối tác tốt hơn và được áp dụng đối với lao động có kỹ năng, nhận mức lương cao.
Các chuyên gia về lao động trong và ngoài nước cũng khuyến nghị rằng nên xác định mang tính chiến lược về mục đích và mục tiêu của thỏa ước lao động cấp ngành và mối quan hệ đối với thỏa ước cấp doanh nghiệp.
Thỏa ước ngành nên bắt đầu từ việc thương lượng giữa các doanh nghiệp tại thị trường chủ chốt, ví dụ các doanh nghiệp FDI, mở rộng độ bao phủ toàn ngành thông qua thương lượng kiểu mẫu, thông qua việc áp dụng các tiêu chuẩn thống nhất đã được đánh giá là có hiệu quả.
Các chuyên gia đều nhấn mạnh vai trò của chính phủ là rất quan trọng trong việc thúc đẩy tốc độ bao phủ toàn ngành thông qua tuyên truyền, phổ biến và hỗ trợ kỹ thuật…/.
Phát biểu tại Hội thảo “Các cách tiếp cận mới về thương lượng tập thể,” tổ chức ngày 1/10, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Phạm Minh Huân cho biết việc ký kết thỏa ước lao động và thương lượng tập thể thực hiện chưa tốt, so với yêu cầu đang còn khoảng cách lớn; tình trạng đình công còn diễn biến khá phức tạp. Do vậy, việc sửa đổi Luật Lao động trong thời gian tới cần hướng đến quy định thương lượng tập thể trở thành văn hóa doanh nghiệp.
Theo bà Katie Quan, chuyên gia Quan hệ lao động tại Đại học Berkeley Hoa Kỳ, ở Việt Nam mới chỉ có hai khái niệm về thương lượng tập thể được giới thiệu và áp dụng. Đó là thương lượng tập thể cấp doanh nghiệp và thương lượng tập thể cấp ngành.
Mới đây, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã thí điểm thương lượng và ký kết thoả ước lao động tập thể trong ngành dệt may. Đây là ngành đầu tiên ký thỏa ước lao động tập thể cấp ngành nhằm bảo vệ quyền lợi của người lao động, hạn chế đình công bất hợp pháp.
Thỏa ước lao động tập thể ngành dệt may được xây dựng trên cơ sở thỏa thuận thống nhất giữa người sử dụng lao động và người lao động, thông qua các nghĩa vụ và quyền lợi, cụ thể như chế độ tiền lương, thu nhập bình quân, văn hóa ứng xử trong doanh nghiệp, bình đẳng giới, tranh chấp lao động…
Hiệp hội Dệt may và Công đoàn Dệt may đã bước đầu tìm kiếm được sự đồng thuận về vị thế thương lượng, cấu trúc, nội dung, kết quả thương lượng đối với từng mô hình thí điểm hoặc đã chính thức được áp dụng.
Qua hội thảo, các chuyên gia của dự án quan hệ lao động (USAID) đã ghi nhận Việt Nam đang đi đúng hướng với mô hình thỏa ước tập thể ngành. Đây là kiểu thương lượng được thực hiện theo cấp ngành hoặc đa ngành, có độ bao phủ rộng, cam kết đối tác tốt hơn và được áp dụng đối với lao động có kỹ năng, nhận mức lương cao.
Các chuyên gia về lao động trong và ngoài nước cũng khuyến nghị rằng nên xác định mang tính chiến lược về mục đích và mục tiêu của thỏa ước lao động cấp ngành và mối quan hệ đối với thỏa ước cấp doanh nghiệp.
Thỏa ước ngành nên bắt đầu từ việc thương lượng giữa các doanh nghiệp tại thị trường chủ chốt, ví dụ các doanh nghiệp FDI, mở rộng độ bao phủ toàn ngành thông qua thương lượng kiểu mẫu, thông qua việc áp dụng các tiêu chuẩn thống nhất đã được đánh giá là có hiệu quả.
Các chuyên gia đều nhấn mạnh vai trò của chính phủ là rất quan trọng trong việc thúc đẩy tốc độ bao phủ toàn ngành thông qua tuyên truyền, phổ biến và hỗ trợ kỹ thuật…/.
Phúc Hằng (TTXVN/Vietnam+)