Từ hơn một tháng nay, nhóm của Lê Linh (Học viện Báo chí và Tuyên truyền) đã lên kế hoạch để "chinh phục" những cung đường cua gập tay áo của huyện vùng cao Mù Căng Chải, Yên Bái trong dịp 30/4 bằng xe máy. Với Linh, mỗi chuyến đi như thế thực sự cũng là hành trình được khám phá bản thân và mở rộng không gian sống của chính mình.
Cắt giảm tối đa chi phí
Du lịch là niềm đam mê của hầu hết các bạn sinh viên. Chỉ có điều không phải ai cũng có đủ khả năng tài chính để thỏa mãn đam mê ấy. Và với bộ phận này thì du lịch luôn là một thứ “xa xỉ” ít được nhắc đến. Nhưng không phải vì thế mà nhiều bạn trẻ “chùn bước”. Họ tự tìm cách sao cho chuyến đi của mình thật rẻ, thật “sinh viên”. Khẩu hiệu “no tour – no guide – no bus – no hotel” được đặt lên hàng đầu.
Hương Huế (sinh viên năm thứ 4 – Đại học Hà Nội) cùng bốn cô bạn gái nữa đang chuẩn bị gấp rút cho chuyến đi về Ninh Bình trông ba ngày vào dịp 30/4 này. Trong cả bốn năm học, đây là lần đầu tiên Huế được đi “du lịch” xa ngoài Hà Nội. Để chuẩn bị cho chuyến đi này, cô đã phải tiết kiệm từ tháng trước và bàn kế hoạch cùng nhóm bạn sao cho ai cũng “vừa sức” với túi tiền. Nhiều địa điểm được nhắc đến nhưng cả nhóm quyết định về Ninh Bình bởi đây cũng là một điểm đến khá hấp dẫn.
“Quan trọng nhất là nhà một cô bạn trong nhóm ở Ninh Bình, về đó chúng mình không mất tiền ăn ở nên đỡ được nhiều khoản. Sinh viên mà, đỡ được chút nào thì tốt chút ấy," Huế cho biết.
Cả nhóm dự định đi về thăm Tam Cốc – Bích Động, Nhà thờ đá Phát Diệm và Khu du lịch sinh thái Tràng An (nơi có ngôi chùa Bái Đính nổi tiếng). Ước tính chi phí mỗi người chỉ khoảng 300.000 đồng.
Mức giá đó còn “dễ chịu” hơn nhiều so với qua các công ty lữ hành. Một tour lẻ đi Tam Cốc – Hoa Lư (Đền Đinh – Lê) trong một ngày của Công ty Du lịch Vietnam open tour là 350.000 đồng/người đối với tour thường, còn với tour vip (có ăn buffe, đi xe đạp) là 444.000 đồng/người. Nếu đi vào dịp 30/4 thì giá sẽ tăng lên 20 % cho mỗi tuor mà theo công ty là “phí dịch vụ 30/4”.
Anh Thân Ngọc Phương (32 tuổi) một cán bộ xã Hồng Thái (Việt Yên – Bắc Giang) dù có nhiều dịp được đi du lịch ở cơ quan nhưng anh vẫn muốn tổ chức những chuyến đi cùng vợ con và bạn bè với giá rẻ. Anh cho biết, hè năm ngoái anh cùng 5 người bạn đi Sầm Sơn bằng xe máy cũng khá hay mà lại rẻ. Vợ anh là công nhân một công ty may, rất ít khi được nghỉ dài ngày mà hầu hết chỉ được nghỉ chủ nhật.
“Nếu đi một ngày thì về nhà cô ấy mệt không thể đi làm vào thứ hai. Cho nên, chúng tôi phải chờ đến dịp 30/4, cô ấy được nghỉ 4 ngày thì hai vợ chồng cho đứa con đi đâu đấy cho thoải mái. Tuy nhiên, ở nông thôn nên tiêu chí rẻ vẫn luôn được hai vợ chồng đặt lên hàng đầu," anh Phương nói.
Sắp tới, anh Phương định cùng vợ, cậu con trai 9 tuổi và hai mẹ con người cô ruột đi Mẫu Sơn (Lạng Sơn) 2 ngày bằng xe máy. Theo anh Phương thì từ nhà anh lên Lạng Sơn là 110 km, đi tiếp hơn 30 km nữa là lên Mẫu Sơn, tiền xăng cả đi lẫn về khoảng 200.000 đồng/xe. Vì có người em họ kinh doanh nhà nghỉ trên Mẫu Sơn nên sẽ không mất tiền ăn nghỉ. Anh Phương nói thêm: “Khi về sẽ vào chợ Đông Kinh chơi, không tính tiền mua sắm đồ mang về thì chi phí cho chuyến đi chỉ khoảng 300.000 cho cả ba người nhà anh. Giá này so với giá của các công ty Lữ hành quả là chênh nhau “một trời một vực”.
Hành trình tự khám phá chính mình
Du lịch để tự khám phá thiên nhiên, văn hóa và khám phá chính mình luôn mang đến cho con người nhiều xúc cảm. Không có hướng dẫn viên du lịch trợ giúp, việc tìm hiểu về địa điểm du lịch muốn đến thăm gặp không ít trở ngại, nhất là muốn hiểu biết về lịch sử - văn hóa. Tuy nhiên, cảm giác được tự mình tìm hiểu luôn để lại ấn tượng sâu đậm cho người đi mà lại không tốn kém.
Không theo một tour lữ hành nào, dịp 30/4, 1/5 năm ngoái Lê Linh (Học viện Báo chí và Tuyên truyền) cùng hai người bạn nữa đã có một chuyến đi “để đời” lên tới một trong những điểm xa nhất, gập ghềnh nhất của huyện Bát Xát (Lào Cai) là đỉnh Y Tý quanh năm mờ sương. Linh cho biết: “Tôi rất thích đi miền núi và đặc biệt là những nơi xa xôi mà ít người đến. Ở những nơi đó, tôi cảm thấy có những nét đẹp rất tự nhiên. Vì thế, chúng tôi quyết định chọn Y Tý là điểm đến cuối cùng trong hành trình của mình”.
Để chuẩn bị cho chuyến đi, ba người phân chia công việc: người lên mạng tìm bản đồ Lào Cai, bản đồ huyện Bát Xát rồi thông tin về những địa danh ở đó; người chuẩn bị thuốc, bông băng (đề phòng tai nạn); người mua đồ ăn. Mua vé tàu loại rẻ nhất, lỉnh kỉnh ôm theo đống đồ ăn khô, nhóm của Linh đã có chuyến hành trình về "nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt" trong 5 ngày chỉ với 450.000 đồng/người.
“Được ngồi ngắm cảnh khi tàu chạy, được trải nghiệm cảm giác nghẹt thở khi qua những cung đường chênh vênh, dốc Cổng Trời dựng đứng, sự ấm cúng khi ăn cơm cùng những người dân tộc, khám phá nét văn hóa của 7 dân tộc của huyện Bát Xát, thăm các lớp học trong bản vùng cao hay trò chuyện cùng các anh bộ đội biên phòng Y Tý... đã giúp tôi mở rộng thêm tầm mắt, thấy được nhiều hơn về đất nước. Và điều quan trọng hơn, qua chuyến đi tôi thấy cũng khám phá thêm về chính bản thân mình," Linh thành thật.
Cũng giống như Linh, những kẻ "nghiện" đi xa nhưng nghèo tiền cứ mỗi dịp được nghỉ dài ngày lại chọn cho mình cách "độc hành" trên xe máy, tự mình vượt đường tìm vào những nơi xa ngái nhất của Tổ quốc. Kể lại chuyến đi "để đời" của mình vào Cực Tây Tổ Quốc, Nguyễn Nguyên, cựu sinh viên báo chí cho hay: "Lần đi ấy, trong túi chúng tôi mỗi người chỉ có 500.000 đồng. Xe vượt hơn 800 cây số bị hỏng đến 11 lần, anh em đều tự sửa. Vất vả có thừa, nhưng hạnh phúc nhất là mình đã đến được Cực Tây, đã vượt qua được chính bản thân mình."
Trong khi đó, nhiều bạn trẻ cũng đã chọn cách du lịch bằng xe đạp. Lê Minh Quang (Sinh viên năm thứ hai Học viện Kỹ thuật quân sự) quê ở Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc) đã hẹn với nhóm bạn thân cấp III chuẩn bị đi du lịch Thiên Sơn – Suối Ngà (Ba Vì – Hà Nội). Từ nhà Quang qua bến đò Đường Lâm (sông Hồng) đạp xe đến Thiên Sơn mất khoảng khoảng 2 giờ. Quang cho biết: “30/4 năm ngoái, bọn mình đã đạp xe đi Khoang Xanh, mỗi người tốn chỉ khoảng 80.000 đồng. Tuy có hơi mệt nhưng không tốn kém và cảm giác vượt qua hơn 30 cây số đi chơi khá thú vị."
Cắt giảm tối đa chi phí
Du lịch là niềm đam mê của hầu hết các bạn sinh viên. Chỉ có điều không phải ai cũng có đủ khả năng tài chính để thỏa mãn đam mê ấy. Và với bộ phận này thì du lịch luôn là một thứ “xa xỉ” ít được nhắc đến. Nhưng không phải vì thế mà nhiều bạn trẻ “chùn bước”. Họ tự tìm cách sao cho chuyến đi của mình thật rẻ, thật “sinh viên”. Khẩu hiệu “no tour – no guide – no bus – no hotel” được đặt lên hàng đầu.
Hương Huế (sinh viên năm thứ 4 – Đại học Hà Nội) cùng bốn cô bạn gái nữa đang chuẩn bị gấp rút cho chuyến đi về Ninh Bình trông ba ngày vào dịp 30/4 này. Trong cả bốn năm học, đây là lần đầu tiên Huế được đi “du lịch” xa ngoài Hà Nội. Để chuẩn bị cho chuyến đi này, cô đã phải tiết kiệm từ tháng trước và bàn kế hoạch cùng nhóm bạn sao cho ai cũng “vừa sức” với túi tiền. Nhiều địa điểm được nhắc đến nhưng cả nhóm quyết định về Ninh Bình bởi đây cũng là một điểm đến khá hấp dẫn.
“Quan trọng nhất là nhà một cô bạn trong nhóm ở Ninh Bình, về đó chúng mình không mất tiền ăn ở nên đỡ được nhiều khoản. Sinh viên mà, đỡ được chút nào thì tốt chút ấy," Huế cho biết.
Cả nhóm dự định đi về thăm Tam Cốc – Bích Động, Nhà thờ đá Phát Diệm và Khu du lịch sinh thái Tràng An (nơi có ngôi chùa Bái Đính nổi tiếng). Ước tính chi phí mỗi người chỉ khoảng 300.000 đồng.
Mức giá đó còn “dễ chịu” hơn nhiều so với qua các công ty lữ hành. Một tour lẻ đi Tam Cốc – Hoa Lư (Đền Đinh – Lê) trong một ngày của Công ty Du lịch Vietnam open tour là 350.000 đồng/người đối với tour thường, còn với tour vip (có ăn buffe, đi xe đạp) là 444.000 đồng/người. Nếu đi vào dịp 30/4 thì giá sẽ tăng lên 20 % cho mỗi tuor mà theo công ty là “phí dịch vụ 30/4”.
Anh Thân Ngọc Phương (32 tuổi) một cán bộ xã Hồng Thái (Việt Yên – Bắc Giang) dù có nhiều dịp được đi du lịch ở cơ quan nhưng anh vẫn muốn tổ chức những chuyến đi cùng vợ con và bạn bè với giá rẻ. Anh cho biết, hè năm ngoái anh cùng 5 người bạn đi Sầm Sơn bằng xe máy cũng khá hay mà lại rẻ. Vợ anh là công nhân một công ty may, rất ít khi được nghỉ dài ngày mà hầu hết chỉ được nghỉ chủ nhật.
“Nếu đi một ngày thì về nhà cô ấy mệt không thể đi làm vào thứ hai. Cho nên, chúng tôi phải chờ đến dịp 30/4, cô ấy được nghỉ 4 ngày thì hai vợ chồng cho đứa con đi đâu đấy cho thoải mái. Tuy nhiên, ở nông thôn nên tiêu chí rẻ vẫn luôn được hai vợ chồng đặt lên hàng đầu," anh Phương nói.
Sắp tới, anh Phương định cùng vợ, cậu con trai 9 tuổi và hai mẹ con người cô ruột đi Mẫu Sơn (Lạng Sơn) 2 ngày bằng xe máy. Theo anh Phương thì từ nhà anh lên Lạng Sơn là 110 km, đi tiếp hơn 30 km nữa là lên Mẫu Sơn, tiền xăng cả đi lẫn về khoảng 200.000 đồng/xe. Vì có người em họ kinh doanh nhà nghỉ trên Mẫu Sơn nên sẽ không mất tiền ăn nghỉ. Anh Phương nói thêm: “Khi về sẽ vào chợ Đông Kinh chơi, không tính tiền mua sắm đồ mang về thì chi phí cho chuyến đi chỉ khoảng 300.000 cho cả ba người nhà anh. Giá này so với giá của các công ty Lữ hành quả là chênh nhau “một trời một vực”.
Hành trình tự khám phá chính mình
Du lịch để tự khám phá thiên nhiên, văn hóa và khám phá chính mình luôn mang đến cho con người nhiều xúc cảm. Không có hướng dẫn viên du lịch trợ giúp, việc tìm hiểu về địa điểm du lịch muốn đến thăm gặp không ít trở ngại, nhất là muốn hiểu biết về lịch sử - văn hóa. Tuy nhiên, cảm giác được tự mình tìm hiểu luôn để lại ấn tượng sâu đậm cho người đi mà lại không tốn kém.
Không theo một tour lữ hành nào, dịp 30/4, 1/5 năm ngoái Lê Linh (Học viện Báo chí và Tuyên truyền) cùng hai người bạn nữa đã có một chuyến đi “để đời” lên tới một trong những điểm xa nhất, gập ghềnh nhất của huyện Bát Xát (Lào Cai) là đỉnh Y Tý quanh năm mờ sương. Linh cho biết: “Tôi rất thích đi miền núi và đặc biệt là những nơi xa xôi mà ít người đến. Ở những nơi đó, tôi cảm thấy có những nét đẹp rất tự nhiên. Vì thế, chúng tôi quyết định chọn Y Tý là điểm đến cuối cùng trong hành trình của mình”.
Để chuẩn bị cho chuyến đi, ba người phân chia công việc: người lên mạng tìm bản đồ Lào Cai, bản đồ huyện Bát Xát rồi thông tin về những địa danh ở đó; người chuẩn bị thuốc, bông băng (đề phòng tai nạn); người mua đồ ăn. Mua vé tàu loại rẻ nhất, lỉnh kỉnh ôm theo đống đồ ăn khô, nhóm của Linh đã có chuyến hành trình về "nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt" trong 5 ngày chỉ với 450.000 đồng/người.
“Được ngồi ngắm cảnh khi tàu chạy, được trải nghiệm cảm giác nghẹt thở khi qua những cung đường chênh vênh, dốc Cổng Trời dựng đứng, sự ấm cúng khi ăn cơm cùng những người dân tộc, khám phá nét văn hóa của 7 dân tộc của huyện Bát Xát, thăm các lớp học trong bản vùng cao hay trò chuyện cùng các anh bộ đội biên phòng Y Tý... đã giúp tôi mở rộng thêm tầm mắt, thấy được nhiều hơn về đất nước. Và điều quan trọng hơn, qua chuyến đi tôi thấy cũng khám phá thêm về chính bản thân mình," Linh thành thật.
Cũng giống như Linh, những kẻ "nghiện" đi xa nhưng nghèo tiền cứ mỗi dịp được nghỉ dài ngày lại chọn cho mình cách "độc hành" trên xe máy, tự mình vượt đường tìm vào những nơi xa ngái nhất của Tổ quốc. Kể lại chuyến đi "để đời" của mình vào Cực Tây Tổ Quốc, Nguyễn Nguyên, cựu sinh viên báo chí cho hay: "Lần đi ấy, trong túi chúng tôi mỗi người chỉ có 500.000 đồng. Xe vượt hơn 800 cây số bị hỏng đến 11 lần, anh em đều tự sửa. Vất vả có thừa, nhưng hạnh phúc nhất là mình đã đến được Cực Tây, đã vượt qua được chính bản thân mình."
Trong khi đó, nhiều bạn trẻ cũng đã chọn cách du lịch bằng xe đạp. Lê Minh Quang (Sinh viên năm thứ hai Học viện Kỹ thuật quân sự) quê ở Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc) đã hẹn với nhóm bạn thân cấp III chuẩn bị đi du lịch Thiên Sơn – Suối Ngà (Ba Vì – Hà Nội). Từ nhà Quang qua bến đò Đường Lâm (sông Hồng) đạp xe đến Thiên Sơn mất khoảng khoảng 2 giờ. Quang cho biết: “30/4 năm ngoái, bọn mình đã đạp xe đi Khoang Xanh, mỗi người tốn chỉ khoảng 80.000 đồng. Tuy có hơi mệt nhưng không tốn kém và cảm giác vượt qua hơn 30 cây số đi chơi khá thú vị."
Sơn Bách - Cẩm Thơ (Vietnam+)