Theo Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Giang Nguyễn Minh Tiến, tỉnh đang phấn đấu đến năm 2013 sẽ quy hoạch được vùng sản xuất cam hàng hóa tập trung tại địa bàn trên cơ sở phát huy các tiềm năng về đất đai, khí hậu, lao động.
Tỉnh cũng phấn đấu đến năm 2015 nâng diện tích trồng cam lên 2.500ha và đạt 5.000ha vào năm 2020, trong đó năm 2015 có 10% diện tích cam theo hướng GAP và đạt 25% vào năm 2020.
Để thực hiện được mục tiêu trên, Ủy ban Nhân dân tỉnh đang chỉ đạo các ngành chức năng và các địa phương trong vùng trồng cam xây dựng được bộ giống cam phù hợp với điều kiện sinh thái; đưa thêm từ 2-3 giống mới vào sản xuất nhằm tạo sản phẩm hàng hóa quanh năm, giảm áp lực thu hoạch chính vụ, nâng cao thu nhập cho người sản xuất; phấn đấu 100% diện tích trồng cam mới trên địa bàn sử dụng giống cam sạch bệnh.
Đến năm 2015, thu nhập bình quân từ trồng cam từ 150-200 triệu đồng/ha/vụ; năng suất trung bình từ 10-12 tấn/ha; sản lượng đạt 21.000 tấn, tăng 2,3 lần so với năm 2011…
Để cam sành Hà Giang là sản phẩm có thương hiệu trên thị trường, Ủy ban Nhân dân tỉnh cũng có chính sách hỗ trợ kinh phí quy hoạch vùng sản xuất cam, hỗ trợ trồng mới bằng việc sử dụng giống cam sạch bệnh 1 triệu đồng/ha; hỗ trợ tiền vận chuyển từ cơ sở sản xuất giống đến nơi trồng và hỗ trợ mua chế phẩm phân bón hóa sinh để phục hồi vườn cam già cỗi; hỗ trợ xây dựng các mô hình trồng cam giống mới, tạo điều kiện cho các hộ gia đình có điều kiện chăm sóc diện tích cam hiện có, khôi phục dần diện tích cam bị già cỗi và phát triển diện tích trồng mới bằng cây giống sạch bệnh…
Ngoài ra, tỉnh cũng cho xây dựng chợ đầu mối hoa quả tại thị trấn Vĩnh Tuy để người trồng cam có cơ hội tham gia học hỏi kinh nghiệm và tạo thị trường tiêu thụ sản phẩm./.
Tỉnh cũng phấn đấu đến năm 2015 nâng diện tích trồng cam lên 2.500ha và đạt 5.000ha vào năm 2020, trong đó năm 2015 có 10% diện tích cam theo hướng GAP và đạt 25% vào năm 2020.
Để thực hiện được mục tiêu trên, Ủy ban Nhân dân tỉnh đang chỉ đạo các ngành chức năng và các địa phương trong vùng trồng cam xây dựng được bộ giống cam phù hợp với điều kiện sinh thái; đưa thêm từ 2-3 giống mới vào sản xuất nhằm tạo sản phẩm hàng hóa quanh năm, giảm áp lực thu hoạch chính vụ, nâng cao thu nhập cho người sản xuất; phấn đấu 100% diện tích trồng cam mới trên địa bàn sử dụng giống cam sạch bệnh.
Đến năm 2015, thu nhập bình quân từ trồng cam từ 150-200 triệu đồng/ha/vụ; năng suất trung bình từ 10-12 tấn/ha; sản lượng đạt 21.000 tấn, tăng 2,3 lần so với năm 2011…
Để cam sành Hà Giang là sản phẩm có thương hiệu trên thị trường, Ủy ban Nhân dân tỉnh cũng có chính sách hỗ trợ kinh phí quy hoạch vùng sản xuất cam, hỗ trợ trồng mới bằng việc sử dụng giống cam sạch bệnh 1 triệu đồng/ha; hỗ trợ tiền vận chuyển từ cơ sở sản xuất giống đến nơi trồng và hỗ trợ mua chế phẩm phân bón hóa sinh để phục hồi vườn cam già cỗi; hỗ trợ xây dựng các mô hình trồng cam giống mới, tạo điều kiện cho các hộ gia đình có điều kiện chăm sóc diện tích cam hiện có, khôi phục dần diện tích cam bị già cỗi và phát triển diện tích trồng mới bằng cây giống sạch bệnh…
Ngoài ra, tỉnh cũng cho xây dựng chợ đầu mối hoa quả tại thị trấn Vĩnh Tuy để người trồng cam có cơ hội tham gia học hỏi kinh nghiệm và tạo thị trường tiêu thụ sản phẩm./.
Minh Tâm (TTXVN)