Hiện nay, sản xuất nông nghiệp của Hà Nội mới chỉ đáp ứng được 60% lượng rau, củ, quả tươi, còn lại là từ các tỉnh, thành phố khác đưa về nên vấn đề quản lý chất lượng sản phẩm, nguồn gốc xuất xứ, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm rất cần được quan tâm, kiểm soát.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, để có nguồn sản phẩm an toàn đưa về Hà Nội cũng như tạo điều kiện để các địa phương khác phát triển rau an toàn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng như Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội, các địa phương khác cần quan tâm, hỗ trợ kinh phí cho công tác phối hợp, quản lý chất lượng sản phẩm rau, quả an toàn khi đưa về Hà Nội. Đặc biệt, cần có sự hỗ trợ các khâu truy xuất nguồn gốc, phân phối, quảng bá tiếp thị và tiêu thụ sản phẩm…
Hàng năm, Hà Nội tổ chức hàng trăm lượt kiểm tra chuyên ngành, liên ngành ở các cơ sở sản xuất sơ chế, kinh doanh rau an toàn; kết hợp lấy mẫu rau phân tích để kiểm tra chất lượng.
Từ năm 2010 đến năm 2012, Hà Nội đã lấy 1697 mẫu rau, phát hiện 74 mẫu có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng cho phép, chiếm 4,4%. Hà Nội còn tiến hành kiểm tra nguồn rau từ các tỉnh đưa về tại các chợ đầu mối như chợ đầu mối phía Nam (Đền Lư) chiếm từ 50-54% rau xanh cung cấp cho Hà Nội, chợ Long Biên (Phúc Xá) chiếm 33%, chợ Đồng Xa (Mai Dịch) chiếm 42%...
Để đảm bảo quản lý chất lượng nguồn rau từ các tỉnh đưa về Thủ đô, Hà Nội đã đưa trạm phân tích và chứng nhận chất lượng sản phẩm cây trồng vào hoạt động; đồng thời hoàn thiện thủ tục xin chứng nhận Villas Phòng thí nghiệm đạt chuẩn ISO-17025 để phục vụ công tác quản lý chất lượng rau an toàn.
Hà Nội hiện có 300 điểm phân phối rau an toàn, trong đó có 50 điểm phân phối được đặt ngay khu dân cư, cơ quan, đơn vị tập trung, chủ yếu ở các quận Thanh Xuân, Hà Đông, Đống Đa, Hoàn Kiếm, Ba Đình… với mức tiêu thụ trung bình từ 100-150 kg rau/điểm/ngày.
Các điểm phân phối rau an toàn được đặt tại khu dân cư đã góp phần làm giảm chi phí trung gian, hạ giá thành sản phẩm (giá rau an toàn này chỉ tương đương với giá rau ngoài chợ do không phải thuê địa điểm bán hàng). Ngoài ra, còn có 15 doanh nghiệp và 25 hợp tác xã đang tham gia sản xuất và kinh doanh rau an toàn, với mức tiêu thụ đạt từ 700-1.000 kg rau/ngày/đơn vị, ngày cao điểm đạt 2.800-4.000 kg rau/ngày/đơn vị.
Qua 3 năm thực hiện thí điểm trồng rau an toàn trên địa bàn Hà Nội đã đem lại hiệu quả về nhiều mặt, từ kinh tế, vệ sinh thực phẩm đến sức khỏe và môi trường. Trồng rau an toàn cho người nông dân thu nhập cao hơn trồng các loại cây lương thực và các loại rau theo cách thông thường.
Bên cạnh đó, trồng rau an toàn đảm bảo sức khỏe cho nông dân, người tiêu dùng và bảo vệ môi trường, sinh thái, do hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất độc hại. Một số vùng sản xuất rau an toàn tập trung cho thu nhập bình quân từ 400-500 triệu đồng/ha/năm, có vùng cho thu nhập cao đạt từ 700-800 triệu đồng/ha/năm như Văn Đức, Lĩnh Nam, Thanh Đa…/.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, để có nguồn sản phẩm an toàn đưa về Hà Nội cũng như tạo điều kiện để các địa phương khác phát triển rau an toàn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng như Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội, các địa phương khác cần quan tâm, hỗ trợ kinh phí cho công tác phối hợp, quản lý chất lượng sản phẩm rau, quả an toàn khi đưa về Hà Nội. Đặc biệt, cần có sự hỗ trợ các khâu truy xuất nguồn gốc, phân phối, quảng bá tiếp thị và tiêu thụ sản phẩm…
Hàng năm, Hà Nội tổ chức hàng trăm lượt kiểm tra chuyên ngành, liên ngành ở các cơ sở sản xuất sơ chế, kinh doanh rau an toàn; kết hợp lấy mẫu rau phân tích để kiểm tra chất lượng.
Từ năm 2010 đến năm 2012, Hà Nội đã lấy 1697 mẫu rau, phát hiện 74 mẫu có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng cho phép, chiếm 4,4%. Hà Nội còn tiến hành kiểm tra nguồn rau từ các tỉnh đưa về tại các chợ đầu mối như chợ đầu mối phía Nam (Đền Lư) chiếm từ 50-54% rau xanh cung cấp cho Hà Nội, chợ Long Biên (Phúc Xá) chiếm 33%, chợ Đồng Xa (Mai Dịch) chiếm 42%...
Để đảm bảo quản lý chất lượng nguồn rau từ các tỉnh đưa về Thủ đô, Hà Nội đã đưa trạm phân tích và chứng nhận chất lượng sản phẩm cây trồng vào hoạt động; đồng thời hoàn thiện thủ tục xin chứng nhận Villas Phòng thí nghiệm đạt chuẩn ISO-17025 để phục vụ công tác quản lý chất lượng rau an toàn.
Hà Nội hiện có 300 điểm phân phối rau an toàn, trong đó có 50 điểm phân phối được đặt ngay khu dân cư, cơ quan, đơn vị tập trung, chủ yếu ở các quận Thanh Xuân, Hà Đông, Đống Đa, Hoàn Kiếm, Ba Đình… với mức tiêu thụ trung bình từ 100-150 kg rau/điểm/ngày.
Các điểm phân phối rau an toàn được đặt tại khu dân cư đã góp phần làm giảm chi phí trung gian, hạ giá thành sản phẩm (giá rau an toàn này chỉ tương đương với giá rau ngoài chợ do không phải thuê địa điểm bán hàng). Ngoài ra, còn có 15 doanh nghiệp và 25 hợp tác xã đang tham gia sản xuất và kinh doanh rau an toàn, với mức tiêu thụ đạt từ 700-1.000 kg rau/ngày/đơn vị, ngày cao điểm đạt 2.800-4.000 kg rau/ngày/đơn vị.
Qua 3 năm thực hiện thí điểm trồng rau an toàn trên địa bàn Hà Nội đã đem lại hiệu quả về nhiều mặt, từ kinh tế, vệ sinh thực phẩm đến sức khỏe và môi trường. Trồng rau an toàn cho người nông dân thu nhập cao hơn trồng các loại cây lương thực và các loại rau theo cách thông thường.
Bên cạnh đó, trồng rau an toàn đảm bảo sức khỏe cho nông dân, người tiêu dùng và bảo vệ môi trường, sinh thái, do hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất độc hại. Một số vùng sản xuất rau an toàn tập trung cho thu nhập bình quân từ 400-500 triệu đồng/ha/năm, có vùng cho thu nhập cao đạt từ 700-800 triệu đồng/ha/năm như Văn Đức, Lĩnh Nam, Thanh Đa…/.
(TTXVN)