Chiều 18/ 5, Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội đã làm việc với Thường trực Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc về tình hình kinh tế xã hội của Thủ đô những tháng đầu năm 2012; thông báo hoạt động của đoàn từ sau kỳ họp thứ 2 đến trước kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XIII; những ý kiến, kiến nghị của cử tri về các vấn đề thuộc thẩm quyền giải quyết của thành phố và các kiến nghị của thành phố đối với Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIII.
Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội Hà Nội chủ trì hội nghị. Cùng dự có Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Nguyễn Thế Thảo, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Vũ Hồng Khanh và lãnh đạo các sở, ngành liên quan.
Kiến nghị với kỳ họp Quốc hội lần này, lãnh đạo thành phố Hà Nội đề nghị Quốc hội sớm thông qua và ban hành Luật Thủ đô, tạo cơ sở pháp lý để xây dựng, quản lý và phát triển thủ đô Hà Nội theo một số chính sách, cơ chế đặc thù, góp phần xử lý những vấn đề thực tiễn đặt ra hiện nay, cũng như đề ra những định hướng lâu dài, ổn định cho việc xây dựng và phát triển Thủ đô.
Liên quan đến giáo dục-đào tạo và khoa học-công nghệ, thành phố Hà Nội cho rằng số chi ngân sách địa phương hàng năm trong lĩnh vực này Trung ương giao cho Hà Nội là chưa hợp lý vì cơ cấu đầu tư cho từng lĩnh vực (trong đó có giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ) phải dựa trên cơ sở thực trạng đầu tư những năm trước cũng như trọng tâm đầu tư của địa phương trong từng giai đoạn.
Để tăng tính chủ động và phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội đề nghị Trung ương không giao số chi này bằng số tuyệt đối cho các địa phương như hiện nay đồng thời, thành phố cũng đề nghị Quốc hội sớm ban hành Luật đầu tư công để phân định rõ ranh giới đầu tư công và đầu tư xã hội, nhằm huy động các nguồn lực xã hội, nâng cao hiệu quả đầu tư.
Lãnh đạo thành phố còn đề nghị Trương ương xem xét, sửa đổi, bổ sung Luật đất đai 2003, trong đó cần tập trung sửa đổi một số nội dung như: chính sách giao đất nông nghiệp, thời hạn sử dụng đất nông nghiệp trồng cây hàng năm; cơ chế chính sách tạo quỹ đất của nhà nước phục vụ các mục tiêu công ích, chính sách xã hội, điều tiết thị trường đất đai và tái định cư; việc thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng để thực hiện các dự án đầu tư của nhà nước, doanh nghiệp.
Thực tế hiện nay, khi doanh nghiệp muốn thực hiện dự án đầu tư phát triển nông nghiệp theo quy hoạch, doanh nghiệp phải tự thoả thuận giá thuê đất với từng hộ dân, nhà nước không thực hiện thu hồi đất, do vậy, rất khó thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp...
Thay mặt Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hà Nội, ông Phạm Quang Nghị tiếp thu các ý kiến trên để báo cáo tại Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIII; đặc biệt sẽ kiến nghị Quốc hội sớm thông qua Luật Thủ đô.
Theo kế hoạch, dự án Luật Thủ đô sẽ được trình Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 4 diễn ra vào tháng 10/2012. Hà Nội dự kiến trình Chính phủ Dự thảo luật trong tháng 6 tới để hoàn chỉnh trước khi trình Quốc hội.
Liên quan đến kiến nghị cử tri của Thủ đô, ông Phạm Quang Nghị cũng yêu cầu Ủy ban Nhân dân thành phố đưa những kiến nghị này vào chương trình công tác và có biện pháp giải quyết dứt điểm như: dành diện tích để xây dựng những công trình an sinh xã hội, có chính sách thu hút sinh viên tốt nghiệp từ các trường đại học nông nghiệp về các xã vùng sâu, vùng xa giúp nông dân thâm canh, tăng vụ./.
Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội Hà Nội chủ trì hội nghị. Cùng dự có Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Nguyễn Thế Thảo, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Vũ Hồng Khanh và lãnh đạo các sở, ngành liên quan.
Kiến nghị với kỳ họp Quốc hội lần này, lãnh đạo thành phố Hà Nội đề nghị Quốc hội sớm thông qua và ban hành Luật Thủ đô, tạo cơ sở pháp lý để xây dựng, quản lý và phát triển thủ đô Hà Nội theo một số chính sách, cơ chế đặc thù, góp phần xử lý những vấn đề thực tiễn đặt ra hiện nay, cũng như đề ra những định hướng lâu dài, ổn định cho việc xây dựng và phát triển Thủ đô.
Liên quan đến giáo dục-đào tạo và khoa học-công nghệ, thành phố Hà Nội cho rằng số chi ngân sách địa phương hàng năm trong lĩnh vực này Trung ương giao cho Hà Nội là chưa hợp lý vì cơ cấu đầu tư cho từng lĩnh vực (trong đó có giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ) phải dựa trên cơ sở thực trạng đầu tư những năm trước cũng như trọng tâm đầu tư của địa phương trong từng giai đoạn.
Để tăng tính chủ động và phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội đề nghị Trung ương không giao số chi này bằng số tuyệt đối cho các địa phương như hiện nay đồng thời, thành phố cũng đề nghị Quốc hội sớm ban hành Luật đầu tư công để phân định rõ ranh giới đầu tư công và đầu tư xã hội, nhằm huy động các nguồn lực xã hội, nâng cao hiệu quả đầu tư.
Lãnh đạo thành phố còn đề nghị Trương ương xem xét, sửa đổi, bổ sung Luật đất đai 2003, trong đó cần tập trung sửa đổi một số nội dung như: chính sách giao đất nông nghiệp, thời hạn sử dụng đất nông nghiệp trồng cây hàng năm; cơ chế chính sách tạo quỹ đất của nhà nước phục vụ các mục tiêu công ích, chính sách xã hội, điều tiết thị trường đất đai và tái định cư; việc thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng để thực hiện các dự án đầu tư của nhà nước, doanh nghiệp.
Thực tế hiện nay, khi doanh nghiệp muốn thực hiện dự án đầu tư phát triển nông nghiệp theo quy hoạch, doanh nghiệp phải tự thoả thuận giá thuê đất với từng hộ dân, nhà nước không thực hiện thu hồi đất, do vậy, rất khó thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp...
Thay mặt Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hà Nội, ông Phạm Quang Nghị tiếp thu các ý kiến trên để báo cáo tại Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIII; đặc biệt sẽ kiến nghị Quốc hội sớm thông qua Luật Thủ đô.
Theo kế hoạch, dự án Luật Thủ đô sẽ được trình Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 4 diễn ra vào tháng 10/2012. Hà Nội dự kiến trình Chính phủ Dự thảo luật trong tháng 6 tới để hoàn chỉnh trước khi trình Quốc hội.
Liên quan đến kiến nghị cử tri của Thủ đô, ông Phạm Quang Nghị cũng yêu cầu Ủy ban Nhân dân thành phố đưa những kiến nghị này vào chương trình công tác và có biện pháp giải quyết dứt điểm như: dành diện tích để xây dựng những công trình an sinh xã hội, có chính sách thu hút sinh viên tốt nghiệp từ các trường đại học nông nghiệp về các xã vùng sâu, vùng xa giúp nông dân thâm canh, tăng vụ./.
Thanh Bình (TTXVN)