Toàn thành phố Hà Nội phấn đấu trong năm 2013 giảm 16.500 hộ nghèo, tương đương giảm tỷ lệ hộ nghèo so với năm 2012 là 1%.
Thực hiện chương trình giảm nghèo này, Hà Nội chỉ đạo các Sở, ngành, quận, huyện tập trung nguồn lực hỗ trợ hộ nghèo diện chính sách người có công và hỗ trợ giảm nghèo tại các xã có tỷ lệ hộ nghèo cao, xã miền núi, xã ven sông và xã, thôn đặc biệt khó khăn. Thành phố cũng đồng thời lồng ghép chương chình giảm nghèo với các chương trình xây dựng nông thôn mới, hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi trên địa bàn.
Hà Nội sẽ triển khai đồng bộ các chủ trương, cơ chế, chính sách phù hợp với thực tiễn; huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị-xã hội. Theo đó, thành phố hỗ trợ hộ nghèo tự vươn lên thoát nghèo bền vững bằng hình thức cho vay tín dụng ưu đãi, đảm bảo 100% hộ nghèo có nhu cầu vay vốn sản xuất kinh doanh đều được vay từ nguồn vốn do Ngân hàng Chính sách Xã hội quản lý với phí 0,3%/tháng; đề xuất nâng mức vay tối đa lên 20-30 triệu đồng/hộ.
Học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn hoặc thành viên của hộ nghèo, hộ có thu nhập bằng 150% hộ nghèo được vay vốn tín dụng ưu đãi tại Ngân hàng Chính sách Xã hội để góp phần trang trải chi phí học tập, sinh hoạt trong thời gian theo học tại trường. Hà Nội đảm bảo các thành viên của hộ nghèo có nhu cầu đi xuất khẩu lao động được vay vốn tại ngân hàng trên và thông qua các hội đoàn thể, vốn khuyến công, khuyến nông.
Thành phố cũng tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả đề án đào tạo nghề và tạo việc làm cho người nghèo; thực hiện chương trình khuyến công, khuyến nông và các chính sách đảm bảo xã hội về y tế, trợ cấp hàng tháng, hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở xuống cấp và tiền điện, miễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp.
Đối với các xã vùng dân tộc, miền núi khó khăn và xã, thôn đặc biệt khó khăn, thành phố hỗ trợ trực tiếp để mua sắm nguyên vật liệu, vật tư phục vụ sản xuất và đời sống với mức 150.000đồng/người/năm (đối với xã khu vực 2) và 200.000đồng/người/năm (đối với xã khu vực 3).
Sở Lao động-Thương binh và Xã hội Hà Nội, cho biết tính đến thời điểm tháng 1/2013, toàn thành phố Hà Nội có 59.365 hộ nghèo với 189.418 nhân khẩu, chiếm 3,6% tổng số hộ dân cư; trong đó, khu vực thành thị có 7.456 hộ nghèo (tỷ lệ 1,1%), khu vực nông thôn có 51.909 hộ nghèo (tỷ lệ 5,3%).
Đơn vị có tỷ lệ hộ nghèo thấp nhất là quận Thanh Xuân 0,28%, cao nhất là huyện Ba Vì 9,79%. Có 3 phường, thị trấn không có hộ nghèo, đó là: Phú La (quận Hà Đông), Quảng An (quận Tây Hồ), thị trấn Sóc Sơn (huyện Sóc Sơn); 2 xã có hộ nghèo từ 25% trở lên là An Phú (huyện Mỹ Đức), tỷ lệ 25,1% và xã Ba Vì (huyện Ba Vì), tỷ lệ 39,13%./.
Thực hiện chương trình giảm nghèo này, Hà Nội chỉ đạo các Sở, ngành, quận, huyện tập trung nguồn lực hỗ trợ hộ nghèo diện chính sách người có công và hỗ trợ giảm nghèo tại các xã có tỷ lệ hộ nghèo cao, xã miền núi, xã ven sông và xã, thôn đặc biệt khó khăn. Thành phố cũng đồng thời lồng ghép chương chình giảm nghèo với các chương trình xây dựng nông thôn mới, hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi trên địa bàn.
Hà Nội sẽ triển khai đồng bộ các chủ trương, cơ chế, chính sách phù hợp với thực tiễn; huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị-xã hội. Theo đó, thành phố hỗ trợ hộ nghèo tự vươn lên thoát nghèo bền vững bằng hình thức cho vay tín dụng ưu đãi, đảm bảo 100% hộ nghèo có nhu cầu vay vốn sản xuất kinh doanh đều được vay từ nguồn vốn do Ngân hàng Chính sách Xã hội quản lý với phí 0,3%/tháng; đề xuất nâng mức vay tối đa lên 20-30 triệu đồng/hộ.
Học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn hoặc thành viên của hộ nghèo, hộ có thu nhập bằng 150% hộ nghèo được vay vốn tín dụng ưu đãi tại Ngân hàng Chính sách Xã hội để góp phần trang trải chi phí học tập, sinh hoạt trong thời gian theo học tại trường. Hà Nội đảm bảo các thành viên của hộ nghèo có nhu cầu đi xuất khẩu lao động được vay vốn tại ngân hàng trên và thông qua các hội đoàn thể, vốn khuyến công, khuyến nông.
Thành phố cũng tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả đề án đào tạo nghề và tạo việc làm cho người nghèo; thực hiện chương trình khuyến công, khuyến nông và các chính sách đảm bảo xã hội về y tế, trợ cấp hàng tháng, hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở xuống cấp và tiền điện, miễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp.
Đối với các xã vùng dân tộc, miền núi khó khăn và xã, thôn đặc biệt khó khăn, thành phố hỗ trợ trực tiếp để mua sắm nguyên vật liệu, vật tư phục vụ sản xuất và đời sống với mức 150.000đồng/người/năm (đối với xã khu vực 2) và 200.000đồng/người/năm (đối với xã khu vực 3).
Sở Lao động-Thương binh và Xã hội Hà Nội, cho biết tính đến thời điểm tháng 1/2013, toàn thành phố Hà Nội có 59.365 hộ nghèo với 189.418 nhân khẩu, chiếm 3,6% tổng số hộ dân cư; trong đó, khu vực thành thị có 7.456 hộ nghèo (tỷ lệ 1,1%), khu vực nông thôn có 51.909 hộ nghèo (tỷ lệ 5,3%).
Đơn vị có tỷ lệ hộ nghèo thấp nhất là quận Thanh Xuân 0,28%, cao nhất là huyện Ba Vì 9,79%. Có 3 phường, thị trấn không có hộ nghèo, đó là: Phú La (quận Hà Đông), Quảng An (quận Tây Hồ), thị trấn Sóc Sơn (huyện Sóc Sơn); 2 xã có hộ nghèo từ 25% trở lên là An Phú (huyện Mỹ Đức), tỷ lệ 25,1% và xã Ba Vì (huyện Ba Vì), tỷ lệ 39,13%./.
Minh Nghĩa (TTXVN)