Hiện nay, nhiều loại rau ăn lá, rau lấy củ và rau lấy quả do nông dân các huyện ngoại thành Hà Nội trồng trong vụ đông đã cho thu hoạch. Giá rau mà các thương lái thu ngay tại ruộng vì vậy đã giảm xuống rất thấp.
Tại một số vùng chuyên canh rau như Thư Phú (Thường Tín), Vân Nội, Nam Hồng (Đông Anh), Chúc Sơn (Chương Mỹ)... giá rau xanh giảm chỉ bằng một nửa hoặc bằng 1/4 so với thời điểm cách đây chục ngày.
Tại vùng trồng rau Vân Nội, nhiều loại rau an toàn còn phải bán với giá như rau thường mà tốc độ tiêu thụ vẫn rất chậm. Một số loại rau như cải chíp, giá thu mua có lúc chỉ còn 1000 đồng/kg; su hào 1.500-2000 đồng/củ.
Anh Nguyễn Văn Hào, xã viên Hợp tác xã Tiền Lệ, xã Tiền Yên, huyện Hoài Đức cho biết, giá rau do bà con ở Tiền Lệ mang ra bán buôn tại chợ Dịch Vọng giảm từ 40%-70% so với thời điểm cách đây hai tuần và sản lượng thu mua cũng giảm.
Tuy nhiên, theo anh Hào và một số hộ trồng rau ở Tiền Lệ, trong thời gian tới, giá rau có thể sẽ nhích lên một chút vì thời tiết ở những tháng giáp Tết dễ có rét đậm, nên rau sẽ bị ảnh hưởng, sinh trưởng chậm hơn; đặc biệt một số loại rau, củ cao cấp như súp lơ xanh, khoai tây, bí ngồi... giá sẽ tăng do nhu cầu tiêu thụ các loại rau củ cao cấp thường tăng vào dịp Tết.
Trong khi giá rau xanh tại các vùng ngoại thành và các chợ đầu mối đang giảm đáng kể thì tại các chợ lẻ thuộc khu vực nội thành của Thủ đô, giá rau dù không còn”leo thang” như giá thịt gia súc, gia cầm, hải sản nhưng cũng chỉ giảm nhẹ vẫn đứng ở mức cao.
Tại chợ Thanh Xuân Bắc, su hào vẫn có giá 3000-4000 đồng/củ, cà chua 8.000đồng/kg, su su giá 5000 đồng/kg... Theo một số người bán rau tại các chợ trong khu vực nội thành, giá rau đến tay người tiêu dùng chỉ giảm được chút ít do chi phí vận chuyển, bảo quản.
Thực trạng rau xanh ở ngoại thành Hà Nội đang “rớt giá,” về đến nội thành chỉ còn giảm nhẹ đang là vấn đề đòi hỏi phải có các “kênh” thu mua, phân phối, tiêu thụ hợp lý cho các mặt hàng rau, quả cũng như các sản phẩm nông sản nói chung./.
Tại một số vùng chuyên canh rau như Thư Phú (Thường Tín), Vân Nội, Nam Hồng (Đông Anh), Chúc Sơn (Chương Mỹ)... giá rau xanh giảm chỉ bằng một nửa hoặc bằng 1/4 so với thời điểm cách đây chục ngày.
Tại vùng trồng rau Vân Nội, nhiều loại rau an toàn còn phải bán với giá như rau thường mà tốc độ tiêu thụ vẫn rất chậm. Một số loại rau như cải chíp, giá thu mua có lúc chỉ còn 1000 đồng/kg; su hào 1.500-2000 đồng/củ.
Anh Nguyễn Văn Hào, xã viên Hợp tác xã Tiền Lệ, xã Tiền Yên, huyện Hoài Đức cho biết, giá rau do bà con ở Tiền Lệ mang ra bán buôn tại chợ Dịch Vọng giảm từ 40%-70% so với thời điểm cách đây hai tuần và sản lượng thu mua cũng giảm.
Tuy nhiên, theo anh Hào và một số hộ trồng rau ở Tiền Lệ, trong thời gian tới, giá rau có thể sẽ nhích lên một chút vì thời tiết ở những tháng giáp Tết dễ có rét đậm, nên rau sẽ bị ảnh hưởng, sinh trưởng chậm hơn; đặc biệt một số loại rau, củ cao cấp như súp lơ xanh, khoai tây, bí ngồi... giá sẽ tăng do nhu cầu tiêu thụ các loại rau củ cao cấp thường tăng vào dịp Tết.
Trong khi giá rau xanh tại các vùng ngoại thành và các chợ đầu mối đang giảm đáng kể thì tại các chợ lẻ thuộc khu vực nội thành của Thủ đô, giá rau dù không còn”leo thang” như giá thịt gia súc, gia cầm, hải sản nhưng cũng chỉ giảm nhẹ vẫn đứng ở mức cao.
Tại chợ Thanh Xuân Bắc, su hào vẫn có giá 3000-4000 đồng/củ, cà chua 8.000đồng/kg, su su giá 5000 đồng/kg... Theo một số người bán rau tại các chợ trong khu vực nội thành, giá rau đến tay người tiêu dùng chỉ giảm được chút ít do chi phí vận chuyển, bảo quản.
Thực trạng rau xanh ở ngoại thành Hà Nội đang “rớt giá,” về đến nội thành chỉ còn giảm nhẹ đang là vấn đề đòi hỏi phải có các “kênh” thu mua, phân phối, tiêu thụ hợp lý cho các mặt hàng rau, quả cũng như các sản phẩm nông sản nói chung./.
Thanh Trà (TTXVN/Vietnam+)