Ngày 17/4, Đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn do Thứ trưởng Nguyễn Thị Xuân Thu làm trưởng đoàn đã đi kiểm tra tình hình giết mổ gia súc gia cầm tại một số cơ sở giết mổ gia súc trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Qua kiểm tra tại cơ sở giết mổ lợn của công ty Trách nhiệm hữu hạn Minh Hiền, Khu công nghiệp Bích Hòa, Thanh Oai ( Hà Nội), Đoàn công tác nhận thấy doanh nghiệp này có một dây chuyền giết mổ công nghiệp và 12 hộ giết mổ thủ công trên mặt bằng của doanh nghiệp.
Mặc dù doanh nghiệp đã đầu tư về hạ tầng cho các hộ giết mổ nhưng việc giết mổ của các hộ đều không đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm mà Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội quy định.
Cụ thể, quy trình giết mổ không có giàn treo, lợn được mổ trực tiếp trên sàn ximăng, lẫn nội tạng và chất thải của lợn…
Còn tại cơ sở giết mổ lợn của Công ty cổ phần An Thịnh, Thanh Trì, Hà Nội, với 24 hộ giết mổ bán thủ công tình trạng cũng tương tự. Tình trạng giết mổ tại đây không khác gì “chợ giết mổ lợn” chứ không phải lò mổ tập trung.
Tại đây, mỗi đêm trung bình có khoảng 600-700 con lợn được giết mổ song không hề có “dây chuyền giết mổ vệ sinh.” Lợn được giết mổ trên sàn nhà, không có giàn móc treo khi được mổ xong, không có xe lạnh vận chuyển chuyên dụng, chủ yếu là vận chuyển bằng xe gắn máy…
Theo đánh giá của Đoàn kiểm tra thì việc giết mổ của hai cơ sở giết mổ này đều chưa đạt tiêu chuẩn, chưa đảm bảo điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm.
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Thị Xuân Thu đã yêu cầu lãnh đạo hai doanh nghiệp nhanh chóng khắc phục những bất cập và hạn chế còn tồn tại nếu không đảm bảo điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm trong khâu giết mổ doanh nghiệp sẽ không được phép tiếp tục kinh doanh.
Thực tế cho thấy “không đảm bảo an toàn vệ sinh, điều kiện vận chuyển cũng như vấn đề môi trường” tiếp tục là vấn đề bất cập diễn ra tại các lò giết mổ thủ công và bán công nghiệp hiện nay trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Theo Thứ trưởng Nguyễn Thị Xuân Thu, thời gian qua, thành phố Hà Nội đã có những chính sách, cơ chế khuyến khích doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giết mổ gia súc đầu tư dây chuyền giết mổ tập trung hiện đại.
Tuy nhiên để nâng cao công suất và tần suất sử dụng của các dây chuyền giết mổ theo hướng công nghiệp cần yêu cầu các lò mổ thủ công và bán thủ công thực hiện đúng quy định và yêu cầu trong quy trình giết mổ; đồng thời tìm cách tháo gỡ những tồn tại và vướng mắc tại các lò mổ nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, sức khỏe của người tiêu dùng và vấn đề ô nhiễm môi trường hiện nay trong chăn nuôi.
Dự kiến trong tuần tới, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ có buổi làm việc với Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội bàn giải pháp để có cơ chế, chính sách hỗ trợ và tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp cũng như các cơ sở giết mổ nói chung trên địa bàn thành phố Hà Nội./.
Qua kiểm tra tại cơ sở giết mổ lợn của công ty Trách nhiệm hữu hạn Minh Hiền, Khu công nghiệp Bích Hòa, Thanh Oai ( Hà Nội), Đoàn công tác nhận thấy doanh nghiệp này có một dây chuyền giết mổ công nghiệp và 12 hộ giết mổ thủ công trên mặt bằng của doanh nghiệp.
Mặc dù doanh nghiệp đã đầu tư về hạ tầng cho các hộ giết mổ nhưng việc giết mổ của các hộ đều không đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm mà Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội quy định.
Cụ thể, quy trình giết mổ không có giàn treo, lợn được mổ trực tiếp trên sàn ximăng, lẫn nội tạng và chất thải của lợn…
Còn tại cơ sở giết mổ lợn của Công ty cổ phần An Thịnh, Thanh Trì, Hà Nội, với 24 hộ giết mổ bán thủ công tình trạng cũng tương tự. Tình trạng giết mổ tại đây không khác gì “chợ giết mổ lợn” chứ không phải lò mổ tập trung.
Tại đây, mỗi đêm trung bình có khoảng 600-700 con lợn được giết mổ song không hề có “dây chuyền giết mổ vệ sinh.” Lợn được giết mổ trên sàn nhà, không có giàn móc treo khi được mổ xong, không có xe lạnh vận chuyển chuyên dụng, chủ yếu là vận chuyển bằng xe gắn máy…
Theo đánh giá của Đoàn kiểm tra thì việc giết mổ của hai cơ sở giết mổ này đều chưa đạt tiêu chuẩn, chưa đảm bảo điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm.
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Thị Xuân Thu đã yêu cầu lãnh đạo hai doanh nghiệp nhanh chóng khắc phục những bất cập và hạn chế còn tồn tại nếu không đảm bảo điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm trong khâu giết mổ doanh nghiệp sẽ không được phép tiếp tục kinh doanh.
Thực tế cho thấy “không đảm bảo an toàn vệ sinh, điều kiện vận chuyển cũng như vấn đề môi trường” tiếp tục là vấn đề bất cập diễn ra tại các lò giết mổ thủ công và bán công nghiệp hiện nay trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Theo Thứ trưởng Nguyễn Thị Xuân Thu, thời gian qua, thành phố Hà Nội đã có những chính sách, cơ chế khuyến khích doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giết mổ gia súc đầu tư dây chuyền giết mổ tập trung hiện đại.
Tuy nhiên để nâng cao công suất và tần suất sử dụng của các dây chuyền giết mổ theo hướng công nghiệp cần yêu cầu các lò mổ thủ công và bán thủ công thực hiện đúng quy định và yêu cầu trong quy trình giết mổ; đồng thời tìm cách tháo gỡ những tồn tại và vướng mắc tại các lò mổ nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, sức khỏe của người tiêu dùng và vấn đề ô nhiễm môi trường hiện nay trong chăn nuôi.
Dự kiến trong tuần tới, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ có buổi làm việc với Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội bàn giải pháp để có cơ chế, chính sách hỗ trợ và tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp cũng như các cơ sở giết mổ nói chung trên địa bàn thành phố Hà Nội./.
Thu Hà (TTXVN)