Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội đã yêu cầu tất cả 19 huyện, thị của thành phố đồng loạt triển khai nhiệm vụ dồn điền đổi thửa với tổng diện tích là 41.227,5ha trong hai năm 2012-2013.
Riêng trong năm 2012 Hà Nội sẽ thực hiện dồn điền đổi thửa 19.000ha. Trong đó, Chương Mỹ là huyện có diện tích dồn điền đổi thửa lớn nhất với 4.000ha. Tiếp đó là Sóc Sơn (3.000ha), Phú Xuyên (2.000ha), Ứng Hòa (1.500ha), bốn huyện Thường Tín, Gia Lâm, Thạch Thất, Mỹ Đức, mỗi huyện 1.000ha...
Quốc Oai là địa phương sẽ hoàn thành 100% diện tích phải dồn điền đổi thửa trong năm 2012 là 500ha.
Thành phố cũng yêu cầu các huyện và thị xã khi dồn điền đổi thửa phải gắn với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển nông nghiệp, các quy hoạch liên quan khác trên địa bàn và gắn với việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp cho các hộ theo quy định của Luật Đất đai, đồng thời chỉ tiến hành dồn điền đổi thửa ở những nơi, những vùng sản xuất nông nghiệp ổn định theo quy hoạch được duyệt và phải đảm bảo nguyên tắc công khai, dân chủ, đoàn kết giúp đỡ.
Sau dồn điền đổi thửa, mỗi hộ chỉ còn 1-2 thửa ruộng.
Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn là đơn vị chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan thống nhất ban hành Hướng dẫn “Quy định, trình tự, thủ tục thực hiện dồn điền đổi thửa.”
Cùng với đó, Sở Tài nguyên và Môi trường phải hướng dẫn về chuyên môn thực hiện việc lập, trình duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và cấp giấy, đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ nông dân theo quy định sau khi đã thực hiện xong việc dồn điền đổi thửa.
Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn phải tổ chức tuyên truyền, triển khai, quán triệt sâu rộng đến toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân về chủ trương, chính sách của thành phố về công tác dồn điền đổi thửa.
Bên cạnh đó, xây dựng phương án dồn điền đổi thửa theo hướng dẫn của các sở, ngành Thành phố và tổ chức thực hiện sau khi được ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt.
Việc dồn điền đổi thửa nhằm khắc phục tình trạng ruộng đất manh mún, phân tán hiện nay để có điều kiện thực hiện quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, thuận lợi cho việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, cơ giới hóa, giảm chi phí sản xuất , hạ giá thành, tăng năng suất lao động.
Bên cạnh đó giúp nâng cao thu nhập cho người nông dân, góp phần tích cực thực hiện mục tiêu chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, chuyển dịch cơ cấu lao động trong nông nghiệp; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Đặc biệt, góp phần đẩy nhanh tiến độ hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố./.
Riêng trong năm 2012 Hà Nội sẽ thực hiện dồn điền đổi thửa 19.000ha. Trong đó, Chương Mỹ là huyện có diện tích dồn điền đổi thửa lớn nhất với 4.000ha. Tiếp đó là Sóc Sơn (3.000ha), Phú Xuyên (2.000ha), Ứng Hòa (1.500ha), bốn huyện Thường Tín, Gia Lâm, Thạch Thất, Mỹ Đức, mỗi huyện 1.000ha...
Quốc Oai là địa phương sẽ hoàn thành 100% diện tích phải dồn điền đổi thửa trong năm 2012 là 500ha.
Thành phố cũng yêu cầu các huyện và thị xã khi dồn điền đổi thửa phải gắn với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển nông nghiệp, các quy hoạch liên quan khác trên địa bàn và gắn với việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp cho các hộ theo quy định của Luật Đất đai, đồng thời chỉ tiến hành dồn điền đổi thửa ở những nơi, những vùng sản xuất nông nghiệp ổn định theo quy hoạch được duyệt và phải đảm bảo nguyên tắc công khai, dân chủ, đoàn kết giúp đỡ.
Sau dồn điền đổi thửa, mỗi hộ chỉ còn 1-2 thửa ruộng.
Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn là đơn vị chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan thống nhất ban hành Hướng dẫn “Quy định, trình tự, thủ tục thực hiện dồn điền đổi thửa.”
Cùng với đó, Sở Tài nguyên và Môi trường phải hướng dẫn về chuyên môn thực hiện việc lập, trình duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và cấp giấy, đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ nông dân theo quy định sau khi đã thực hiện xong việc dồn điền đổi thửa.
Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn phải tổ chức tuyên truyền, triển khai, quán triệt sâu rộng đến toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân về chủ trương, chính sách của thành phố về công tác dồn điền đổi thửa.
Bên cạnh đó, xây dựng phương án dồn điền đổi thửa theo hướng dẫn của các sở, ngành Thành phố và tổ chức thực hiện sau khi được ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt.
Việc dồn điền đổi thửa nhằm khắc phục tình trạng ruộng đất manh mún, phân tán hiện nay để có điều kiện thực hiện quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, thuận lợi cho việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, cơ giới hóa, giảm chi phí sản xuất , hạ giá thành, tăng năng suất lao động.
Bên cạnh đó giúp nâng cao thu nhập cho người nông dân, góp phần tích cực thực hiện mục tiêu chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, chuyển dịch cơ cấu lao động trong nông nghiệp; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Đặc biệt, góp phần đẩy nhanh tiến độ hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố./.
Thanh Bình (TTXVN)