Lãnh đạo Chi cục Kiểm lâm tỉnh Hà Tĩnh cho biết: Chi cục phối hợp với các huyện, thị trong tỉnh đã chỉ đạo các đơn vị đình chỉ, tháo dỡ gần 200 cơ sở chế biến gỗ không theo đúng quy hoạch của tỉnh.
Trước đó, Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh ban hành Quyết định số 111/QĐ-Ủy ban Nhân dân về việc “Phê duyệt quy hoạch phát triển chế biến lâm sản tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2012-2020, định hướng đến năm 2030.” Quyết định này ghi rõ định hướng phát triển chế biến lâm sản theo hướng sản xuất lớn, tạo chuỗi giá trị khép kín, trên cơ sở khai thác hiệu quả tiềm năng về lâm nghiệp của tỉnh, đồng thời phải bảo vệ môi trường và xác định là ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
Quyết định này cũng khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư chuyển hướng vào chế biến tinh sâu đối với các sản phẩm; nhanh chóng chấm dứt chế biến xuất khẩu dăm gỗ. Quyết định cũng ghi rõ chấm dứt việc cấp Giấy chứng nhận đầu tư về chế biến dăm gỗ; nhanh chóng chuyển hướng từ chế biến thô sang tinh, sâu.
Thực hiện Quyết định của Ủy ban Nhân dân tỉnh, Chi cục Kiểm lâm Hà Tĩnh đã kiểm tra, rà soát lại tất cả các cơ sở chế biến lâm sản ở tất cả các địa phương. Theo thống kê của Chi cục Kiểm lâm: Toàn tỉnh có khoảng 244 cơ sở chế biến lâm sản, nhưng đa số là ở dạng nhỏ lẻ không đảm bảo quy hoạch. Chi cục Kiểm lâm đang phối hợp với các địa phương tháo dỡ các cơ sở này.
Không chỉ Chi cục Kiểm lâm nghiêm túc thực hiện Quyết định 111 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh mà các đơn vị liên quan trong tỉnh cũng nhanh chóng triển khai thực hiện Quyết định này, song trong quá trình thực hiện còn có những biểu hiện bất cập, tạo kẽ hở cho một số doanh nghiệp, đơn vị xây dựng cơ sở, dây chuyền sản xuất không nằm trong diện quy hoạch.
Đơn cử, lãnh đạo huyện Cẩm Xuyên đã cấp cho Cơ sở chế biến lâm sản và sản xuất nguyên liệu giấy ở xã Cẩm Minh gần 1.000 m2 đất để cơ sở này xây dựng nhà máy. Tuy nhiên, các đơn vị chức năng đã nhanh chóng phát hiện việc huyện Cẩm Xuyên cấp giấy phép cho cơ sở này là trái với Quyết định 111 của Ủy ban Nhân dân tỉnh nên buộc huyện Cẩm Xuyên đình chỉ Cơ sở chế biến lâm sản và sản xuất nguyên liệu giấy ở xã Cẩm Minh. Ngay sau đó, lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu huyện Cẩm Xuyên làm rõ trách nhiệm của những người liên quan và đã phê bình, khiển trách các cá nhân có liên quan đến việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho cơ sở này.
Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Tĩnh cũng đã tham mưu cho Ủy ban Nhân dân tỉnh cho Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thanh Thành Đạt xây dựng Nhà máy gỗ tiêu dùng xuất khẩu Kỳ Anh tại xã Kỳ Tân với diện tích 40.000m2. Tuy nhiên, qua kiểm tra Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thanh Thành Đạt không đầu tư dây chuyền chế biến gỗ sâu mà chỉ tiến hành làm gỗ băm dăm. Bởi vậy, Ủy ban Nhân dân tỉnh cũng đã đình chỉ việc sản xuất kinh doanh Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thanh Thành Đạt.
Liên quan đến vụ việc này, Thường trực Tỉnh uỷ Hà Tĩnh đang xem xét và xử lý nghiêm túc đối với cán bộ, lãnh đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư khi cố tình hay vô ý làm trái với Quyết định 111 của Ủy ban Nhân dân tỉnh./.
Trước đó, Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh ban hành Quyết định số 111/QĐ-Ủy ban Nhân dân về việc “Phê duyệt quy hoạch phát triển chế biến lâm sản tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2012-2020, định hướng đến năm 2030.” Quyết định này ghi rõ định hướng phát triển chế biến lâm sản theo hướng sản xuất lớn, tạo chuỗi giá trị khép kín, trên cơ sở khai thác hiệu quả tiềm năng về lâm nghiệp của tỉnh, đồng thời phải bảo vệ môi trường và xác định là ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
Quyết định này cũng khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư chuyển hướng vào chế biến tinh sâu đối với các sản phẩm; nhanh chóng chấm dứt chế biến xuất khẩu dăm gỗ. Quyết định cũng ghi rõ chấm dứt việc cấp Giấy chứng nhận đầu tư về chế biến dăm gỗ; nhanh chóng chuyển hướng từ chế biến thô sang tinh, sâu.
Thực hiện Quyết định của Ủy ban Nhân dân tỉnh, Chi cục Kiểm lâm Hà Tĩnh đã kiểm tra, rà soát lại tất cả các cơ sở chế biến lâm sản ở tất cả các địa phương. Theo thống kê của Chi cục Kiểm lâm: Toàn tỉnh có khoảng 244 cơ sở chế biến lâm sản, nhưng đa số là ở dạng nhỏ lẻ không đảm bảo quy hoạch. Chi cục Kiểm lâm đang phối hợp với các địa phương tháo dỡ các cơ sở này.
Không chỉ Chi cục Kiểm lâm nghiêm túc thực hiện Quyết định 111 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh mà các đơn vị liên quan trong tỉnh cũng nhanh chóng triển khai thực hiện Quyết định này, song trong quá trình thực hiện còn có những biểu hiện bất cập, tạo kẽ hở cho một số doanh nghiệp, đơn vị xây dựng cơ sở, dây chuyền sản xuất không nằm trong diện quy hoạch.
Đơn cử, lãnh đạo huyện Cẩm Xuyên đã cấp cho Cơ sở chế biến lâm sản và sản xuất nguyên liệu giấy ở xã Cẩm Minh gần 1.000 m2 đất để cơ sở này xây dựng nhà máy. Tuy nhiên, các đơn vị chức năng đã nhanh chóng phát hiện việc huyện Cẩm Xuyên cấp giấy phép cho cơ sở này là trái với Quyết định 111 của Ủy ban Nhân dân tỉnh nên buộc huyện Cẩm Xuyên đình chỉ Cơ sở chế biến lâm sản và sản xuất nguyên liệu giấy ở xã Cẩm Minh. Ngay sau đó, lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu huyện Cẩm Xuyên làm rõ trách nhiệm của những người liên quan và đã phê bình, khiển trách các cá nhân có liên quan đến việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho cơ sở này.
Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Tĩnh cũng đã tham mưu cho Ủy ban Nhân dân tỉnh cho Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thanh Thành Đạt xây dựng Nhà máy gỗ tiêu dùng xuất khẩu Kỳ Anh tại xã Kỳ Tân với diện tích 40.000m2. Tuy nhiên, qua kiểm tra Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thanh Thành Đạt không đầu tư dây chuyền chế biến gỗ sâu mà chỉ tiến hành làm gỗ băm dăm. Bởi vậy, Ủy ban Nhân dân tỉnh cũng đã đình chỉ việc sản xuất kinh doanh Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thanh Thành Đạt.
Liên quan đến vụ việc này, Thường trực Tỉnh uỷ Hà Tĩnh đang xem xét và xử lý nghiêm túc đối với cán bộ, lãnh đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư khi cố tình hay vô ý làm trái với Quyết định 111 của Ủy ban Nhân dân tỉnh./.
Công Tường (TTXVN)