Theo Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN), tại Hội nghị xúc tiến đầu tư đang diễn ra tại Hàn Quốc, PVN và các đối tác Hàn Quốc đã đạt được thỏa thuận quan trọng về việc chuyển nhượng lại phần vốn góp của PVN tại hai công ty thành viên hoạt động trong lĩnh vực xây dựng bất động sản và chứng khoán.
Cụ thể, tập đoàn Hanshin chấp nhận mua lại 10% cổ phần của PVN tại Tổng công ty cổ phần xây lắp dầu khí Việt Nam (PVX) và Tập đoàn đầu tư Shinhan chấp nhận mua lại 15% cổ phần của Công ty cổ phần chứng khoán PSI.
Ngoài ra, Tập đoàn Busan Port Authority và PVN cũng đã ký Biên bản ghi nhớ cùng hợp tác đầu tư vào Dự án cảng Phước An (Nhơn Trạch, Đồng Nai).
Theo Phó Tổng giám đốc PVN Nguyễn Tiến Dũng, thực hiện chiến lược tăng tốc phát triển Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đến năm 2015 có định hướng đến năm 2025, PVN sẽ tập trung bốn lĩnh vực cốt lõi gồm tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí ở trong và ngoài nước; chế biến dầu khí-hóa dầu dầu khí (lọc hóa dầu, sản xuất phân đạm, hóa dầu, sản xuất nhiên liệu sinh học; đầu tư các nhà máy nhiệt điện khí, các dạng năng lượng sạch khác và các dịch vụ kỹ thuật chuyên ngành dầu khí (khoan, hóa phẩm khoan, vận chuyển khí).
Với định hướng này, PVN sẽ chỉ giữ lại một Tổng công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên 100% vốn của tập đoàn là Tổng công ty Khoan thăm dò và Khai thác dầu khí (PVEP); còn lại sẽ thoái vốn ở các mức độ khác nhau tại các tổng công ty, đơn vị còn lại./.
Cụ thể, tập đoàn Hanshin chấp nhận mua lại 10% cổ phần của PVN tại Tổng công ty cổ phần xây lắp dầu khí Việt Nam (PVX) và Tập đoàn đầu tư Shinhan chấp nhận mua lại 15% cổ phần của Công ty cổ phần chứng khoán PSI.
Ngoài ra, Tập đoàn Busan Port Authority và PVN cũng đã ký Biên bản ghi nhớ cùng hợp tác đầu tư vào Dự án cảng Phước An (Nhơn Trạch, Đồng Nai).
Theo Phó Tổng giám đốc PVN Nguyễn Tiến Dũng, thực hiện chiến lược tăng tốc phát triển Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đến năm 2015 có định hướng đến năm 2025, PVN sẽ tập trung bốn lĩnh vực cốt lõi gồm tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí ở trong và ngoài nước; chế biến dầu khí-hóa dầu dầu khí (lọc hóa dầu, sản xuất phân đạm, hóa dầu, sản xuất nhiên liệu sinh học; đầu tư các nhà máy nhiệt điện khí, các dạng năng lượng sạch khác và các dịch vụ kỹ thuật chuyên ngành dầu khí (khoan, hóa phẩm khoan, vận chuyển khí).
Với định hướng này, PVN sẽ chỉ giữ lại một Tổng công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên 100% vốn của tập đoàn là Tổng công ty Khoan thăm dò và Khai thác dầu khí (PVEP); còn lại sẽ thoái vốn ở các mức độ khác nhau tại các tổng công ty, đơn vị còn lại./.
Kim Anh (TTXVN/Vietnam+)