Hãng hàng không giá rẻ AirAsia của Malaysia đã mua 30% cổ phần của Hãng hàng không giá rẻ VietJet Air, cho phép hãng thành lập một hãng hàng không giá rẻ ở Việt Nam.
Trong thông báo đưa ra cuối ngày 10/2, Air Asia cho biết liên doanh mới sẽ có tên VietJet AirAsia, nhưng không tiết lộ số tiền mà hãng bỏ ra để mua số cổ phần đó.
VietJet cho biết sự ra đời của VietJet AirAsia góp phần đa dạng hóa thị trường hàng không ở Việt Nam, cung cấp thêm sự lựa chọn để đáp ứng nhu cầu đi lại của hành khách ở Việt Nam và khu vực.
Liên doanh sẽ có các đường bay nội địa và quốc tế nhằm mở rộng tầm hoạt động ở Việt Nam và mở cửa một đất nước như là một cửa ngõ khác ở Đông Nam Á. Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam đã thông qua kế hoạch mua cổ phần của AirAsia hôm 9/2.
Sự thâm nhập của AirAsia vào Việt Nam sẽ làm gia tăng sự cạnh tranh đối với hãng hàng không giá rẻ Jetstar Pacific, liên doanh giữa hãng hàng không Qantas của Australia với một đối tác Việt Nam. Việt Nam là nước thứ tư ở châu Á mà AirAsia đặt trụ sở hoạt động, sau Malaysia, Thái Lan và Indonesia.
VietJet chiếm gần 7% thị phần trên thị trường hàng không ở Việt Nam, ít hơn nhiều so với Vietnam Airlines (khoảng 70%) và Jetstar Pacific (khoảng 23%).
Ra đời vào tháng 12/2001 với đội bay ban đầu chỉ có 2 máy bay, nhưng cho tới nay AirAsia đã vươn lên thành hãng hàng không lớn thứ tư ở châu Á./.
Trong thông báo đưa ra cuối ngày 10/2, Air Asia cho biết liên doanh mới sẽ có tên VietJet AirAsia, nhưng không tiết lộ số tiền mà hãng bỏ ra để mua số cổ phần đó.
VietJet cho biết sự ra đời của VietJet AirAsia góp phần đa dạng hóa thị trường hàng không ở Việt Nam, cung cấp thêm sự lựa chọn để đáp ứng nhu cầu đi lại của hành khách ở Việt Nam và khu vực.
Liên doanh sẽ có các đường bay nội địa và quốc tế nhằm mở rộng tầm hoạt động ở Việt Nam và mở cửa một đất nước như là một cửa ngõ khác ở Đông Nam Á. Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam đã thông qua kế hoạch mua cổ phần của AirAsia hôm 9/2.
Sự thâm nhập của AirAsia vào Việt Nam sẽ làm gia tăng sự cạnh tranh đối với hãng hàng không giá rẻ Jetstar Pacific, liên doanh giữa hãng hàng không Qantas của Australia với một đối tác Việt Nam. Việt Nam là nước thứ tư ở châu Á mà AirAsia đặt trụ sở hoạt động, sau Malaysia, Thái Lan và Indonesia.
VietJet chiếm gần 7% thị phần trên thị trường hàng không ở Việt Nam, ít hơn nhiều so với Vietnam Airlines (khoảng 70%) và Jetstar Pacific (khoảng 23%).
Ra đời vào tháng 12/2001 với đội bay ban đầu chỉ có 2 máy bay, nhưng cho tới nay AirAsia đã vươn lên thành hãng hàng không lớn thứ tư ở châu Á./.
Hoàng Hà (Vietnam+)