Ngày 26/10, nhiều hãng sản xuất bánh kẹo hàng đầu tại Anh như Nestle và Cadbury, cùng các chuỗi siêu thị lớn như Tesco, Morrisons… đã thông báo việc ký “cam kết trách nhiệm” với Chính phủ Anh về việc giảm lượng chất béo trong các sản phẩm.
Cam kết được đưa ra vài ngày sau khi tạp chí Y học Anh đăng ý kiến của giới khoa học khẳng định đường và chất béo không bão hòa là nguyên nhân hàng đầu gây các bệnh tim mạch và tiểu đường. Theo Thứ trưởng Y tế công Jane Ellison, cứ trong 6 ca tử vong ở nam giới và 9 ca tử vong ở nữ giới tại Anh thì có một ca liên quan đến bệnh tim mạch. Do đó, điều quan trọng là người dân Anh phải thay đổi thói quen ăn uống để giảm bớt các nguy cơ bệnh tật.
Theo cam kết vừa ký, siêu thị Tesco sẽ cắt giảm 32 tấn chất béo khỏi dòng sản phẩm bánh mì que và các thực phẩm khác. Morrisons hứa sẽ điều chỉnh nguyên liệu cho các dòng sản phẩm thực phẩm riêng của siêu thị này với khối lượng mỡ bão hòa bị cắt giảm có thể lên tới 50 tấn. Trong khi đó, siêu thị Sainsbury cũng cho biết sẽ tiếp tục cắt giảm lượng mỡ bão hòa trong các sản phẩm của mình.
Hãng Mondelez - phụ trách dòng sản phẩm snack của tập đoàn đa quốc gia Kraft sở hữu công ty Cadbury - cho biết sẽ điều chỉnh giảm lượng chất béo trong các sản phẩm bánh quy belVita, Oreo và Barny. Nestle cam kết giảm 3.800 tấn chất béo bão hòa trong các sản phẩm Kit Kats - nhãn hàng lớn nhất của hãng - và coi đây là bước đi tiếp theo nhằm mang lại cho khách hàng các sản phẩm lành mạnh hơn.
Chuỗi cửa hàng ăn nhanh Subway và hãng Compass chuyên cung cấp bữa ăn trưa cho học sinh cũng cam kết cắt giảm lượng chất béo và đường bằng các sản phẩm hoa quả thay thế.
Chất béo bão hòa bị coi là nguyên nhân làm tăng tỉ lệ mắc các bệnh tim mạch và tiểu đường trong thập niên 70 của thế kỷ trước, theo kết quả nghiên cứu mang tính bước ngoặt của nhà khoa học Mỹ Ancel Keys. Trong khi đó, nhà sinh lý học người Anh John Yudkin lại cho rằng đường mới là nguyên nhân và nhận được sự đồng tình của nhiều người trong giới khoa học.
Giáo sư John Ashton, Chủ nhiệm Khoa Y tế công (FPH), cho rằng "cam kết trách nhiệm" của các hãng sản xuất bánh kẹo và siêu thị hàng đầu ở Anh có ý nghĩa rất quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và làm giảm gánh nặng y tế đang ngày càng tăng cao.
Theo thống kê, chi phí cho việc điều trị bệnh béo phì ở Anh hiện đã lên tới 5 tỷ bảng/năm. Tuy vậy, Giáo sư Ashton cho rằng việc giảm chất béo bão hòa thôi chưa đủ, các nhà sản xuất cần tính đến việc phải giảm cả lượng đường và muối trong các thực phẩm cung ứng ra thị trường./.
Cam kết được đưa ra vài ngày sau khi tạp chí Y học Anh đăng ý kiến của giới khoa học khẳng định đường và chất béo không bão hòa là nguyên nhân hàng đầu gây các bệnh tim mạch và tiểu đường. Theo Thứ trưởng Y tế công Jane Ellison, cứ trong 6 ca tử vong ở nam giới và 9 ca tử vong ở nữ giới tại Anh thì có một ca liên quan đến bệnh tim mạch. Do đó, điều quan trọng là người dân Anh phải thay đổi thói quen ăn uống để giảm bớt các nguy cơ bệnh tật.
Theo cam kết vừa ký, siêu thị Tesco sẽ cắt giảm 32 tấn chất béo khỏi dòng sản phẩm bánh mì que và các thực phẩm khác. Morrisons hứa sẽ điều chỉnh nguyên liệu cho các dòng sản phẩm thực phẩm riêng của siêu thị này với khối lượng mỡ bão hòa bị cắt giảm có thể lên tới 50 tấn. Trong khi đó, siêu thị Sainsbury cũng cho biết sẽ tiếp tục cắt giảm lượng mỡ bão hòa trong các sản phẩm của mình.
Hãng Mondelez - phụ trách dòng sản phẩm snack của tập đoàn đa quốc gia Kraft sở hữu công ty Cadbury - cho biết sẽ điều chỉnh giảm lượng chất béo trong các sản phẩm bánh quy belVita, Oreo và Barny. Nestle cam kết giảm 3.800 tấn chất béo bão hòa trong các sản phẩm Kit Kats - nhãn hàng lớn nhất của hãng - và coi đây là bước đi tiếp theo nhằm mang lại cho khách hàng các sản phẩm lành mạnh hơn.
Chuỗi cửa hàng ăn nhanh Subway và hãng Compass chuyên cung cấp bữa ăn trưa cho học sinh cũng cam kết cắt giảm lượng chất béo và đường bằng các sản phẩm hoa quả thay thế.
Chất béo bão hòa bị coi là nguyên nhân làm tăng tỉ lệ mắc các bệnh tim mạch và tiểu đường trong thập niên 70 của thế kỷ trước, theo kết quả nghiên cứu mang tính bước ngoặt của nhà khoa học Mỹ Ancel Keys. Trong khi đó, nhà sinh lý học người Anh John Yudkin lại cho rằng đường mới là nguyên nhân và nhận được sự đồng tình của nhiều người trong giới khoa học.
Giáo sư John Ashton, Chủ nhiệm Khoa Y tế công (FPH), cho rằng "cam kết trách nhiệm" của các hãng sản xuất bánh kẹo và siêu thị hàng đầu ở Anh có ý nghĩa rất quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và làm giảm gánh nặng y tế đang ngày càng tăng cao.
Theo thống kê, chi phí cho việc điều trị bệnh béo phì ở Anh hiện đã lên tới 5 tỷ bảng/năm. Tuy vậy, Giáo sư Ashton cho rằng việc giảm chất béo bão hòa thôi chưa đủ, các nhà sản xuất cần tính đến việc phải giảm cả lượng đường và muối trong các thực phẩm cung ứng ra thị trường./.
(TTXVN)