Ủy viên Vận tải Liên minh châu Âu, Slim Kallas, ngày 27/4 cho biết tro bụi núi lửa ở Iceland có thể khiến ngành hàng không và du lịch châu Âu thiệt hại 1,5-2,5 tỷ euro.
Tổng giá trị thiệt hại trên được tính toán dựa trên số liệu do các hãng hàng không, sân bay, các công ty lữ hành và thậm chí là các khách sạn cung cấp, theo đó khoảng 100.000 chuyến bay đã bị hủy chỉ trong một tuần, làm ảnh hưởng đến hoạt động đi lại của khoảng 10 triệu hành khách.
Núi lửa Eyjafjoell ở Iceland phun trào hôm 14/4, tạo ra đám mây tro bụi lớn phủ trên bầu trời của phần lớn khu vực Bắc và Tây Âu và khiến ngành hàng không bị gián đoạn mạnh nhất kể từ Thế Chiến 2.
Theo Hiệp hội Hàng không Quốc tế (IATA), việc hoãn hoặc hủy các chuyến bay đã khiến cho các hãng hàng không bị thiệt hại khoảng 1,7 tỷ USD. IATA đã kêu gọi chính phủ các nước châu Âu tối thiểu cũng phải bù đắp một phần thiệt hại cho các hãng hàng không.
Để giúp ngành hàng không hồi phục, ông Kallas đã đề xuất các biện pháp tạm thời, như cho phép các hãng hàng không giữ chỗ đăng ký bay mà các hãng đã không sử dụng trong thời gian diễn ra cuộc khủng hoảng tro bụi này, đồng thời nới lỏng quy định bay đêm để giúp các hành khách bị kẹt lại ở sân bay.
Ông Kallas cũng kêu gọi chính phủ các nước châu Âu thực thi luật quyền khách hàng và vạch ra kế hoạch phòng ngừa khủng hoảng, theo đó các nước trong khu vực sẽ có thể đưa ra một loại hình vận tải bổ sung trong thời điểm khó khăn.
Các đề xuất của ông Kallas ngay lập tức đã nhận được sự ủng hộ của IATA và Hiệp hội Hàng không châu Âu (AEA)./.
Tổng giá trị thiệt hại trên được tính toán dựa trên số liệu do các hãng hàng không, sân bay, các công ty lữ hành và thậm chí là các khách sạn cung cấp, theo đó khoảng 100.000 chuyến bay đã bị hủy chỉ trong một tuần, làm ảnh hưởng đến hoạt động đi lại của khoảng 10 triệu hành khách.
Núi lửa Eyjafjoell ở Iceland phun trào hôm 14/4, tạo ra đám mây tro bụi lớn phủ trên bầu trời của phần lớn khu vực Bắc và Tây Âu và khiến ngành hàng không bị gián đoạn mạnh nhất kể từ Thế Chiến 2.
Theo Hiệp hội Hàng không Quốc tế (IATA), việc hoãn hoặc hủy các chuyến bay đã khiến cho các hãng hàng không bị thiệt hại khoảng 1,7 tỷ USD. IATA đã kêu gọi chính phủ các nước châu Âu tối thiểu cũng phải bù đắp một phần thiệt hại cho các hãng hàng không.
Để giúp ngành hàng không hồi phục, ông Kallas đã đề xuất các biện pháp tạm thời, như cho phép các hãng hàng không giữ chỗ đăng ký bay mà các hãng đã không sử dụng trong thời gian diễn ra cuộc khủng hoảng tro bụi này, đồng thời nới lỏng quy định bay đêm để giúp các hành khách bị kẹt lại ở sân bay.
Ông Kallas cũng kêu gọi chính phủ các nước châu Âu thực thi luật quyền khách hàng và vạch ra kế hoạch phòng ngừa khủng hoảng, theo đó các nước trong khu vực sẽ có thể đưa ra một loại hình vận tải bổ sung trong thời điểm khó khăn.
Các đề xuất của ông Kallas ngay lập tức đã nhận được sự ủng hộ của IATA và Hiệp hội Hàng không châu Âu (AEA)./.
(TTXVN/Vietnam+)