Từ nhiều năm nay, lao động ngành dệt may ở Nam Định thường xuyên biến động, gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp. Bước sang những tháng đầu năm 2012, nhiều công ty phải đối mặt với tình trạng công nhân theo chân nhau thôi việc, bỏ việc, nhảy việc trong khi việc tuyển dụng lại gặp rất nhiều khó khăn.
Theo báo cáo của Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, tại 208 doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động trên địa bàn tỉnh Nam Định, đầu năm 2011 có mặt 47.760 người, nhưng đến cuối năm 2011 số lao động giảm tới 8.494 người. Trong khi đó, số lao động được tuyển dụng mới chỉ là 6.895 người. Điều đáng chú ý là số lao động giảm tập trung chủ yếu ở khối ngành dệt may.
Đơn cử như Công ty Trách nhiệm hữu hạn May YoungOne Nam Định chỉ tuyển thêm được 1.249 lao động nhưng lại mất 2.222 lao động. Công ty Trách nhiệm hữu hạn D.F. Zin tuyển được 350 người nhưng lại có 382 người " ra đi." Tương tự, con số lao động tuyển mới/bỏ việc tại Công ty cổ phần may 9 là 101/130. Tình trạng này cũng được ghi nhận ở cả những doanh nghiệp vốn ổn định về lao động trong nhiều năm qua như Công ty cổ phần may Nam Hà cũng mất 116 lao động trong khi chỉ tuyển bù được 37 người.
Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Nam Định cũng cho biết, nhiều doanh nghiệp dệt may trên địa bàn hiện đang phải loay hoay với bài toán lao động. Một số doanh nghiệp phải cử cán bộ vào tận các tỉnh miền Trung như Quảng Bình, Quảng Trị, Nghệ An, Hà Tĩnh hay lên các tỉnh miền núi phía Bắc để tuyển bổ sung lao động. Nhiều doanh nghiệp phải thuê cơ sở khác gia công, thậm chí phải từ chối đơn đặt hàng vì không đủ lao động.
Ngay đầu năm 2012, họ lại phải đối mặt với tình trạng lao động bỏ việc hàng loạt. Cụ thể, sau kỳ nghỉ Tết âm lịch đến nay, chỉ khoảng 90% trong số khoảng 20.000 lao động tại các khu công nghiệp của tỉnh quay lại làm việc. Lao động bỏ việc chủ yếu ở trong khối ngành dệt may, chiếm tới trên 90%.
Theo điều tra của Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh, nguyên nhân bỏ việc của lao động dệt may là do thu nhập quá thấp trong khi cường độ làm việc cao và kéo dài. Một người lao động vừa bỏ việc tại Công ty cổ phần Thủy Bình cho biết: "Làm quần quật từ sáng đến tối mịt mà chỉ thu nhập trên 2 triệu đồng. Trả tiền ăn, tiền thuê nhà, chi phí đi lại thì không còn đồng nào."
Tuy nhiên, ở một số doanh nghiệp có thu nhập "cao" so với mặt bằng chung thì vẫn có không ít lao động bỏ việc. Ví dụ, Công ty may YoungOne trả cho lao động bình quân 3,4 triệu đồng/người/tháng (cao hơn 1,1 triệu đồng so với mức thu nhập bình quân đầu người tại các khu công nghiệp của tỉnh) nhưng đầu năm đến nay đã có trên 90 lao động bỏ việc. Theo phản ánh, do công ty này thực hiện khoán sản phẩm, để có thu nhập cao thì phải làm việc cật lực, bám đuổi ca kíp. Do vậy, nhiều người có gia đình và con nhỏ không có cách lựa chọn nào khác ngoài bỏ việc.
Tình hình của các doanh nghiệp dệt, may ở ngoài cũng tương tự. Bà Đoàn Thị Thu Nga, Phó Giám đốc Công ty cổ phần D&J (xã Mỹ Hưng, huyện Mỹ Lộc) cho biết: "Mặc dù có mức thu nhập và các cơ chế đãi ngộ tương đối hấp dẫn so với các doanh nghiệp dệt may khác trong tỉnh nhưng ngay đầu năm đã có mấy chục công nhân của công ty tự động bỏ việc." Trong khi đó, theo bà Nga, chưa tính số lao động vừa bỏ việc, D&J vẫn đang thiếu khoảng 300-400 công nhân.
Theo thống kê của Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, 6 tháng đầu năm 2012, nhu cầu tuyển dụng của 208 doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động trong tỉnh lên tới 14.489 người. Trong đó, các doanh nghiệp dệt may có nhu cầu tuyển trên 10.000 nghìn lao động. Việc các doanh nghiệp dệt may "khát" lao động dẫn đến sự cạnh tranh không lành mạnh.
Một số doanh nghiệp sử dụng các chiêu thức để "câu kéo" lao động lành nghề từ nơi khác như trả công cao cho "cò," hứa hẹn tăng lương, phụ cấp, đảm bảo giờ làm, hỗ trợ chi phí ăn ở, đi lại cho lao động nếu chấp nhận bỏ việc về đầu quân cho mình... Cá biệt có doanh nghiệp còn tung tin đồn, tạo dư luận xấu về đối thủ để người lao động bỏ việc, gây hiềm khích giữa các đơn vị.
Để ngăn chặn những hành vi cạnh tranh không lành mạnh trên, Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh cho biết sẽ xúc tiến tổ chức hội nghị với các doanh nghiệp và các ngành hữu quan nhằm đạt được sự đồng thuận và tìm ra giải pháp phù hợp trong vấn đề tuyển dụng lao động.
Tuy nhiên, "chìa khoá" giúp ổn định lực lượng lao động không có gì khác ngoài việc các doanh nghiệp phải thực sự có ý thức và chiến lược phát triển bền vững. Chỉ khi nào người công nhân có thu nhập tương xứng, được đãi ngộ tốt và có môi trường lao động lành mạnh thì mới có thể yên tâm gắn bó và đồng hành cùng với doanh nghiệp./.
Theo báo cáo của Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, tại 208 doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động trên địa bàn tỉnh Nam Định, đầu năm 2011 có mặt 47.760 người, nhưng đến cuối năm 2011 số lao động giảm tới 8.494 người. Trong khi đó, số lao động được tuyển dụng mới chỉ là 6.895 người. Điều đáng chú ý là số lao động giảm tập trung chủ yếu ở khối ngành dệt may.
Đơn cử như Công ty Trách nhiệm hữu hạn May YoungOne Nam Định chỉ tuyển thêm được 1.249 lao động nhưng lại mất 2.222 lao động. Công ty Trách nhiệm hữu hạn D.F. Zin tuyển được 350 người nhưng lại có 382 người " ra đi." Tương tự, con số lao động tuyển mới/bỏ việc tại Công ty cổ phần may 9 là 101/130. Tình trạng này cũng được ghi nhận ở cả những doanh nghiệp vốn ổn định về lao động trong nhiều năm qua như Công ty cổ phần may Nam Hà cũng mất 116 lao động trong khi chỉ tuyển bù được 37 người.
Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Nam Định cũng cho biết, nhiều doanh nghiệp dệt may trên địa bàn hiện đang phải loay hoay với bài toán lao động. Một số doanh nghiệp phải cử cán bộ vào tận các tỉnh miền Trung như Quảng Bình, Quảng Trị, Nghệ An, Hà Tĩnh hay lên các tỉnh miền núi phía Bắc để tuyển bổ sung lao động. Nhiều doanh nghiệp phải thuê cơ sở khác gia công, thậm chí phải từ chối đơn đặt hàng vì không đủ lao động.
Ngay đầu năm 2012, họ lại phải đối mặt với tình trạng lao động bỏ việc hàng loạt. Cụ thể, sau kỳ nghỉ Tết âm lịch đến nay, chỉ khoảng 90% trong số khoảng 20.000 lao động tại các khu công nghiệp của tỉnh quay lại làm việc. Lao động bỏ việc chủ yếu ở trong khối ngành dệt may, chiếm tới trên 90%.
Theo điều tra của Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh, nguyên nhân bỏ việc của lao động dệt may là do thu nhập quá thấp trong khi cường độ làm việc cao và kéo dài. Một người lao động vừa bỏ việc tại Công ty cổ phần Thủy Bình cho biết: "Làm quần quật từ sáng đến tối mịt mà chỉ thu nhập trên 2 triệu đồng. Trả tiền ăn, tiền thuê nhà, chi phí đi lại thì không còn đồng nào."
Tuy nhiên, ở một số doanh nghiệp có thu nhập "cao" so với mặt bằng chung thì vẫn có không ít lao động bỏ việc. Ví dụ, Công ty may YoungOne trả cho lao động bình quân 3,4 triệu đồng/người/tháng (cao hơn 1,1 triệu đồng so với mức thu nhập bình quân đầu người tại các khu công nghiệp của tỉnh) nhưng đầu năm đến nay đã có trên 90 lao động bỏ việc. Theo phản ánh, do công ty này thực hiện khoán sản phẩm, để có thu nhập cao thì phải làm việc cật lực, bám đuổi ca kíp. Do vậy, nhiều người có gia đình và con nhỏ không có cách lựa chọn nào khác ngoài bỏ việc.
Tình hình của các doanh nghiệp dệt, may ở ngoài cũng tương tự. Bà Đoàn Thị Thu Nga, Phó Giám đốc Công ty cổ phần D&J (xã Mỹ Hưng, huyện Mỹ Lộc) cho biết: "Mặc dù có mức thu nhập và các cơ chế đãi ngộ tương đối hấp dẫn so với các doanh nghiệp dệt may khác trong tỉnh nhưng ngay đầu năm đã có mấy chục công nhân của công ty tự động bỏ việc." Trong khi đó, theo bà Nga, chưa tính số lao động vừa bỏ việc, D&J vẫn đang thiếu khoảng 300-400 công nhân.
Theo thống kê của Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, 6 tháng đầu năm 2012, nhu cầu tuyển dụng của 208 doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động trong tỉnh lên tới 14.489 người. Trong đó, các doanh nghiệp dệt may có nhu cầu tuyển trên 10.000 nghìn lao động. Việc các doanh nghiệp dệt may "khát" lao động dẫn đến sự cạnh tranh không lành mạnh.
Một số doanh nghiệp sử dụng các chiêu thức để "câu kéo" lao động lành nghề từ nơi khác như trả công cao cho "cò," hứa hẹn tăng lương, phụ cấp, đảm bảo giờ làm, hỗ trợ chi phí ăn ở, đi lại cho lao động nếu chấp nhận bỏ việc về đầu quân cho mình... Cá biệt có doanh nghiệp còn tung tin đồn, tạo dư luận xấu về đối thủ để người lao động bỏ việc, gây hiềm khích giữa các đơn vị.
Để ngăn chặn những hành vi cạnh tranh không lành mạnh trên, Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh cho biết sẽ xúc tiến tổ chức hội nghị với các doanh nghiệp và các ngành hữu quan nhằm đạt được sự đồng thuận và tìm ra giải pháp phù hợp trong vấn đề tuyển dụng lao động.
Tuy nhiên, "chìa khoá" giúp ổn định lực lượng lao động không có gì khác ngoài việc các doanh nghiệp phải thực sự có ý thức và chiến lược phát triển bền vững. Chỉ khi nào người công nhân có thu nhập tương xứng, được đãi ngộ tốt và có môi trường lao động lành mạnh thì mới có thể yên tâm gắn bó và đồng hành cùng với doanh nghiệp./.
Hữu Chiến (TTXVN)