Theo báo La Croix số ra ngày 7/11, kết quả kinh doanh bùng nổ các quý của các hãng đồ hiệu chứng tỏ tình trạng tốt của lĩnh vực này.
Sau doanh số đầy ấn tượng của tập đoàn hàng đầu thế giới LVMH (nổi tiếng với các sản phẩm nhãn mác Louis Vuitton Moel), hay các tập đoàn khác như PPR hoặc Richemont, ngày 4/11 vừa qua, Hermes đã công bố các kết quả kinh doanh năm 2011 được đánh giá là tốt nhất từ trước tới nay.
Tất cả các hãng đã đáp ứng được nhu cầu rất lớn từ châu Á, kể cả từ Mỹ và châu Âu. Ngay cả tại Nhật Bản, mặc dù bị tác động nặng nề của cuộc động đất vào tháng 3/2011, doanh số cũng tăng lên.
Lĩnh vực hàng xa xỉ hưởng lợi từ tăng trưởng mạnh của các nước mới nổi như Brazil, Nga, Trung Đông và đặc biệt là Trung Quốc. Các tính toán cho thấy chi tiêu của người Trung Quốc chiếm 20% thị trường. Điều này được giải thích bằng 2 hiện tượng: mức sống của người dân tăng, trong đó xuất hiện tầng lớp trên trung lưu, có thể mua hàng giá trị từ 200-400 USD; đô thị hóa nhanh khiến cho các sản phẩm này tiếp cận nhanh hơn với người tiêu dùng. Nhìn chung, các nước mới nổi chiếm từ 35%-40% doanh số hàng xa xỉ và dự tính trong 5 năm tới, con số này vượt trên 50%. Trong khi đó, các thị trường như châu Âu, châu Mỹ cũng tăng trưởng.
Mặc dù khủng hoảng, mức sống của người dân tiếp tục được nâng lên. Những người tiêu dùng có thể mua được một chiếc đồng hồ hoặc một chiếc túi đẹp ngày càng nhiều. Nên nhớ rằng hơn một nửa doanh số của các hãng hàng hiệu thu được là từ đối tượng có thu nhập dưới 150.000 euro/năm.
Hơn nữa, ngay cả trong thời kỳ khủng hoảng, người phương Tây luôn bị hấp dẫn bởi các sản phẩm cao cấp. Họ không ngần ngại bỏ ra rất nhiều tiền để thỏa mãn sở thích hoặc mua các sản phẩm có giá trị lớn trong khi ngừng chi tiêu ở các khoản khác. Cuối cùng, mua sắm của những người khách du lịch đến từ các nước mới nổi là bộ phận quan trọng không thể phủ nhận.
Vào năm 2008 và 2009, doanh số của các hãng hàng hiệu giảm lần đầu tiên sau 15 năm. Thậm chí, những khách hàng không bị tác động bởi cuộc khủng hoảng cũng thay đổi hành vi mua sắm vì cho rằng nên cẩn thận thì tốt hơn và không nên chi tiêu quá vào những đồ xa xỉ. Tuy nhiên, tư duy này không tồn tại lâu, người tiêu dùng tiếp tục sẽ mua sắm hàng hiệu trở lại cho dù họ chưa thực sự tin vào sức phục hồi của nền kinh tế./.
Sau doanh số đầy ấn tượng của tập đoàn hàng đầu thế giới LVMH (nổi tiếng với các sản phẩm nhãn mác Louis Vuitton Moel), hay các tập đoàn khác như PPR hoặc Richemont, ngày 4/11 vừa qua, Hermes đã công bố các kết quả kinh doanh năm 2011 được đánh giá là tốt nhất từ trước tới nay.
Tất cả các hãng đã đáp ứng được nhu cầu rất lớn từ châu Á, kể cả từ Mỹ và châu Âu. Ngay cả tại Nhật Bản, mặc dù bị tác động nặng nề của cuộc động đất vào tháng 3/2011, doanh số cũng tăng lên.
Lĩnh vực hàng xa xỉ hưởng lợi từ tăng trưởng mạnh của các nước mới nổi như Brazil, Nga, Trung Đông và đặc biệt là Trung Quốc. Các tính toán cho thấy chi tiêu của người Trung Quốc chiếm 20% thị trường. Điều này được giải thích bằng 2 hiện tượng: mức sống của người dân tăng, trong đó xuất hiện tầng lớp trên trung lưu, có thể mua hàng giá trị từ 200-400 USD; đô thị hóa nhanh khiến cho các sản phẩm này tiếp cận nhanh hơn với người tiêu dùng. Nhìn chung, các nước mới nổi chiếm từ 35%-40% doanh số hàng xa xỉ và dự tính trong 5 năm tới, con số này vượt trên 50%. Trong khi đó, các thị trường như châu Âu, châu Mỹ cũng tăng trưởng.
Mặc dù khủng hoảng, mức sống của người dân tiếp tục được nâng lên. Những người tiêu dùng có thể mua được một chiếc đồng hồ hoặc một chiếc túi đẹp ngày càng nhiều. Nên nhớ rằng hơn một nửa doanh số của các hãng hàng hiệu thu được là từ đối tượng có thu nhập dưới 150.000 euro/năm.
Hơn nữa, ngay cả trong thời kỳ khủng hoảng, người phương Tây luôn bị hấp dẫn bởi các sản phẩm cao cấp. Họ không ngần ngại bỏ ra rất nhiều tiền để thỏa mãn sở thích hoặc mua các sản phẩm có giá trị lớn trong khi ngừng chi tiêu ở các khoản khác. Cuối cùng, mua sắm của những người khách du lịch đến từ các nước mới nổi là bộ phận quan trọng không thể phủ nhận.
Vào năm 2008 và 2009, doanh số của các hãng hàng hiệu giảm lần đầu tiên sau 15 năm. Thậm chí, những khách hàng không bị tác động bởi cuộc khủng hoảng cũng thay đổi hành vi mua sắm vì cho rằng nên cẩn thận thì tốt hơn và không nên chi tiêu quá vào những đồ xa xỉ. Tuy nhiên, tư duy này không tồn tại lâu, người tiêu dùng tiếp tục sẽ mua sắm hàng hiệu trở lại cho dù họ chưa thực sự tin vào sức phục hồi của nền kinh tế./.
Phương Nam/Paris (Vietnam+)