Phong trào vũ trang Hồi giáo dòng Shiite ở Lebanon Hezbollah tuyên bố hoan nghênh các đối thủ chính trị của mình tham gia chính phủ mới nếu ứng cử viên của họ được Quốc hội Lebanon bầu làm thủ tướng.
Thủ lĩnh Hezbollah Hassan Nasrallah ngày 23/1 khẳng định: "Chúng tôi sẽ không kêu gọi một chính phủ đơn phương hay loại bỏ bất kỳ đảng phái nào, mà sẽ tìm kiếm một chính phủ đoàn kết dân tộc."
Ông cũng kêu gọi nếu ứng cử viên của Hezbollah được bầu làm thủ tướng, "thế giới nên tôn trọng các thể chế hiến pháp và nguyện vọng của đa số người Lebanon." Hezbollah cũng hy vọng thủ tướng mới sẽ được tạo điều kiện để thành lập một chính phủ mới.
Tuyên bố trên của ông Nasrallah được đưa ra trước khi bắt đầu cuộc hội thảo luận dự kiến kéo dài hai ngày tại Quốc hội, bắt đầu từ hôm nay (24/1), với sự tham gia của Tổng thống Lebanon Michel Sleiman nhằm bổ nhiệm một thủ tướng mới sau khi chính phủ của ông Saad Hariri sụp đổ hôm 12/1 vừa qua.
Cuộc bỏ phiếu tại quốc hội được cho là sẽ căng thẳng vì Quốc hội Lebanon gồm 128 nghị sĩ hiện chia làm hai phe khá ngang nhau giữa một bên ủng hộ ông Hariri và một bên ủng hộ ứng cử viên của Hezbollah.
Trước nay, Thủ tướng Lebanon thường là người Hồi giáo dòng Sunni, Chủ tịch Quốc hội là người Shiite và Tổng thống là người Cơ đốc giáo Maronit.
Hiện chưa rõ liệu ông Hariri và các đồng minh của ông có chấp nhận tham gia một chính phủ do Hezbollah đứng đầu hay không.
Giới chuyên gia nhận định nếu chính phủ mới thiếu ông Hariri sẽ gây ra sự giận dữ trong cộng đồng người Sunni chiếm đa số ở Lebanon, vì vậy có thể làm bùng phát bạo lực.
Bên cạnh đó, điều này có nguy cơ làm các nhóm thánh chiến (jihad) của người Sunni không hài lòng bởi họ luôn phản đối Hezbollah và coi phong trào này là một "vũ khí" của người Shiite ở Iran.
Chưa hết, các nước Hồi giáo dòng Sunni như Arập Xêút và Ai Cập, vốn lo ngại ảnh hưởng ngày càng lớn của Iran trong khu vực, cũng sẽ phản đối và tìm cách cô lập một chính phủ thiếu ông Hariri./.
Thủ lĩnh Hezbollah Hassan Nasrallah ngày 23/1 khẳng định: "Chúng tôi sẽ không kêu gọi một chính phủ đơn phương hay loại bỏ bất kỳ đảng phái nào, mà sẽ tìm kiếm một chính phủ đoàn kết dân tộc."
Ông cũng kêu gọi nếu ứng cử viên của Hezbollah được bầu làm thủ tướng, "thế giới nên tôn trọng các thể chế hiến pháp và nguyện vọng của đa số người Lebanon." Hezbollah cũng hy vọng thủ tướng mới sẽ được tạo điều kiện để thành lập một chính phủ mới.
Tuyên bố trên của ông Nasrallah được đưa ra trước khi bắt đầu cuộc hội thảo luận dự kiến kéo dài hai ngày tại Quốc hội, bắt đầu từ hôm nay (24/1), với sự tham gia của Tổng thống Lebanon Michel Sleiman nhằm bổ nhiệm một thủ tướng mới sau khi chính phủ của ông Saad Hariri sụp đổ hôm 12/1 vừa qua.
Cuộc bỏ phiếu tại quốc hội được cho là sẽ căng thẳng vì Quốc hội Lebanon gồm 128 nghị sĩ hiện chia làm hai phe khá ngang nhau giữa một bên ủng hộ ông Hariri và một bên ủng hộ ứng cử viên của Hezbollah.
Trước nay, Thủ tướng Lebanon thường là người Hồi giáo dòng Sunni, Chủ tịch Quốc hội là người Shiite và Tổng thống là người Cơ đốc giáo Maronit.
Hiện chưa rõ liệu ông Hariri và các đồng minh của ông có chấp nhận tham gia một chính phủ do Hezbollah đứng đầu hay không.
Giới chuyên gia nhận định nếu chính phủ mới thiếu ông Hariri sẽ gây ra sự giận dữ trong cộng đồng người Sunni chiếm đa số ở Lebanon, vì vậy có thể làm bùng phát bạo lực.
Bên cạnh đó, điều này có nguy cơ làm các nhóm thánh chiến (jihad) của người Sunni không hài lòng bởi họ luôn phản đối Hezbollah và coi phong trào này là một "vũ khí" của người Shiite ở Iran.
Chưa hết, các nước Hồi giáo dòng Sunni như Arập Xêút và Ai Cập, vốn lo ngại ảnh hưởng ngày càng lớn của Iran trong khu vực, cũng sẽ phản đối và tìm cách cô lập một chính phủ thiếu ông Hariri./.
(TTXVN/Vietnam+)