Ngày 4/5, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức hội thảo “Mô hình và định hướng hoạt động của cơ quan đầu mối thực hiện trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa cấp tỉnh.”
Các ý kiến tại hội thảo chia sẻ rằng, khủng hoảng tài chính và suy giảm kinh tế thế giới, cũng như tình hình kinh tế trong nước vẫn còn khó khăn, nhưng các doanh nghiệp nhỏ và vừa đã thể hiện sức bật mạnh mẽ nhưng cũng gặp không ít khó khăn. Trong khi đó, chính sách hỗ trợ cho khối doanh nghiệp này mới phần nhiều dừng ở hành lang pháp lý chứ chưa thực sự đi vào thực tế.
Hỗ trợ chưa hiệu quả
Ông Đặng Huy Đông, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đánh giá rằng doanh nghiệp nhỏ và vừa có vai trò rất quan trọng trong việc tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động...
Tuy nhiên, trong thời qua, hệ thống cơ quan đầu mối thực hiện chức năng trợ giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa cấp trung ương và địa phương còn yếu; nguồn lực, kinh phí thực hiện các chương trình hỗ trợ còn thiếu. Ở cấp trung ương, cơ quan đầu mối mới chỉ tập trung vào xây dựng các cơ chế chính sách, giải pháp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, chưa có điều kiện đẩy mạnh việc tổ chức triển khai thực hiện các chính sách chương trình trợ giúp hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa ở cấp địa phương, đặc biệt là chính sách hỗ trợ lãi suất và bảo lãnh cho vay.
Khảo sát gần đây cho thấy chiếm tỷ trọng chủ yếu trong nguồn vốn của các doanh nghiệp nhỏ và vừa là vốn chủ sở hữu với 72,35%, tiếp sau đó là vốn tín dụng ngân hàng với 11,44%, tín dụng thương mại là 11,32%, vốn vay từ cá nhân là 4,37%. Tuy vậy, theo điều tra của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam năm 2011, chỉ 1/3 số doanh nghiệp nhỏ và vừa trên cả nước tiếp cận được nguồn vốn ngân hàng. Mặc dù Chính phủ đã đưa ra những chính sách ưu đãi nhưng số doanh nghiệp vay vốn cũng mới chỉ chiếm khoảng 5-10% tổng số doanh nghiệp, do lãi suất ngân hàng vượt quá khả năng của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, dù đã có cơ chế tập trung ưu tiên vốn tín dụng phục vụ phát triển sản xuất kinh doanh, xuất khẩu đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, nhưng doanh nghiệp cũng khó tiếp cận do quá trình xét duyệt cho vay còn chậm, thủ tục phức tạp.
Để khắc phục phần nào khó khăn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quy chế Bảo lãnh cho doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn, giao Ngân hàng Phát triển Việt Nam hỗ trợ bảo lãnh doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn ở các ngân hàng thương mại. Theo đó, doanh nghiệp sẽ được hỗ trợ cả về giải pháp lẫn kinh phí thực hiện dự án.
Tuy nhiên, kết quả một cuộc khảo sát trên 2.000 doanh nghiệp mới đây cho thấy, có đến gần 80% doanh nghiệp không nắm được chính sách và chương trình hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa thông qua việc thành lập quỹ tín dụng; đến nay 63 tỉnh, thành phố mới có 13 quỹ được thành lập và chỉ một số quỹ thực sự hoạt động với hiệu quả chưa cao vì nhiều lý do như ngân sách địa phương hạn hẹp, không huy động được vốn...
Thực tiễn triển khai, hầu hết doanh nghiệp đều không đáp ứng đủ điều kiện, nhất là thiếu các dự án khả thi. Trong khi các ngân hàng thường tập trung cho các khách hàng truyền thống và doanh nghiệp lớn với phương án khả thi vay, do doanh nghiệp nhỏ và vừa thiếu những yếu tố này nên việc tiếp cận các nguồn vốn chính thức là rất khó. Có tới 75% số doanh nghiệp nhỏ và vừa phải vay vốn từ các nguồn phi chính thức với lãi suất cao.
Bà Đồng Thị Bích Chính, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Đã Nẵng chia sẻ, mặc dù đã triển khai kế hoạch hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, song thực tế Đà Nẵng cũng chưa hỗ trợ được bao nhiêu, doanh nghiệp vẫn đang tự bơi. Thực chất, hỗ trợ mới chỉ dừng lại ở hành lang pháp lý chứ chưa đi vào thực tế.
Phải đẩy mạnh hơn
Theo khuyến cáo của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, trong bối cảnh thị trường toàn cầu và khu vực hết sức năng động với sự cạnh tranh thu hút đầu tư tư nhân ngày càng gay gắt hiện nay, Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh tốc độ và chiều sâu cải cách để duy trì sức cạnh tranh và tận dụng hiệu quả tiềm năng của các doanh nghiệp tư nhân trong nước và nước ngoài để đóng góp nhiều hơn nữa cho sự tăng trưởng và phát triển của Việt Nam.
Trong Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm tới, xác định khu vực kinh tế tư nhân, mà đại diện là các doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ phát triển mạnh mẽ năng lực sản xuất, xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp, hình thành thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa....
Chia sẻ kinh nghiệm, ông Miki Miyamoto, chuyên gia Tổ chức hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) cho biết số doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Nhật Bản chiếm tới 99,7% tổng số doanh nghiệp, 70% nhân công và hơn 50% giá trị gia tăng ở Nhật Bản. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa đã hình thành xương sống của nền kinh tế Nhật Bản.
Ông Miki Miyamoto nói: “Các điều kiện hiện tại về chính sách doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Nhật là khuyến khích cải tiến quản lý; củng cố nền tảng quản lý; thích nghi các thay đổi và kinh tế và môi trường xã hội và hỗ trợ tài chính và cơ sở vốn. Theo đó, vốn quỹ cung cấp bởi các định chế tài chính, nâng cao tín dụng thông qua hội bảo đảm tín dụng để cung cấp qua các ngân hàng thương mại, đầu tư bởi các doanh nghiệp nhỏ và vừa và công ty tư vấn...”
Ông Hồ Sỹ Mạnh, Cục trưởng Cục Phát triển doanh nghiệp của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển trong thời gian tới sẽ tập trung hoàn thiện khung pháp lý, chính sách phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa; nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp nhỏ và vừa và tiếp cận tài chính, tín dụng.
Theo đó, sẽ đẩy nhanh phê duyệt và triển khai thành lập Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa; xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích ngân hàng thương mại tăng mức dư nợ tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa và ban hành Quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Một số địa phương cũng kiến nghị, Cục Phát triển doanh nghiệp cần cung cấp thông tin hỗ trợ, xúc tiến mở rộng thị trường cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. Vấn đề quan trọng hơn, đó là cần hình thành các cụm liên kết, cụm ngành công nghiệp, tăng cường tiếp cận đất đai cho doanh nghiệp nhỏ và vừa bằng cách hoàn thiện, phê duyệt Đề án phát triển cụm công nghiệp, khu công nghiệp với phát triển Công nghiệp hỗ trợ, tạo mạng liên kết sản xuất và hình thành chuỗi giá trị.../.
Các ý kiến tại hội thảo chia sẻ rằng, khủng hoảng tài chính và suy giảm kinh tế thế giới, cũng như tình hình kinh tế trong nước vẫn còn khó khăn, nhưng các doanh nghiệp nhỏ và vừa đã thể hiện sức bật mạnh mẽ nhưng cũng gặp không ít khó khăn. Trong khi đó, chính sách hỗ trợ cho khối doanh nghiệp này mới phần nhiều dừng ở hành lang pháp lý chứ chưa thực sự đi vào thực tế.
Hỗ trợ chưa hiệu quả
Ông Đặng Huy Đông, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đánh giá rằng doanh nghiệp nhỏ và vừa có vai trò rất quan trọng trong việc tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động...
Tuy nhiên, trong thời qua, hệ thống cơ quan đầu mối thực hiện chức năng trợ giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa cấp trung ương và địa phương còn yếu; nguồn lực, kinh phí thực hiện các chương trình hỗ trợ còn thiếu. Ở cấp trung ương, cơ quan đầu mối mới chỉ tập trung vào xây dựng các cơ chế chính sách, giải pháp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, chưa có điều kiện đẩy mạnh việc tổ chức triển khai thực hiện các chính sách chương trình trợ giúp hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa ở cấp địa phương, đặc biệt là chính sách hỗ trợ lãi suất và bảo lãnh cho vay.
Khảo sát gần đây cho thấy chiếm tỷ trọng chủ yếu trong nguồn vốn của các doanh nghiệp nhỏ và vừa là vốn chủ sở hữu với 72,35%, tiếp sau đó là vốn tín dụng ngân hàng với 11,44%, tín dụng thương mại là 11,32%, vốn vay từ cá nhân là 4,37%. Tuy vậy, theo điều tra của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam năm 2011, chỉ 1/3 số doanh nghiệp nhỏ và vừa trên cả nước tiếp cận được nguồn vốn ngân hàng. Mặc dù Chính phủ đã đưa ra những chính sách ưu đãi nhưng số doanh nghiệp vay vốn cũng mới chỉ chiếm khoảng 5-10% tổng số doanh nghiệp, do lãi suất ngân hàng vượt quá khả năng của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, dù đã có cơ chế tập trung ưu tiên vốn tín dụng phục vụ phát triển sản xuất kinh doanh, xuất khẩu đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, nhưng doanh nghiệp cũng khó tiếp cận do quá trình xét duyệt cho vay còn chậm, thủ tục phức tạp.
Để khắc phục phần nào khó khăn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quy chế Bảo lãnh cho doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn, giao Ngân hàng Phát triển Việt Nam hỗ trợ bảo lãnh doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn ở các ngân hàng thương mại. Theo đó, doanh nghiệp sẽ được hỗ trợ cả về giải pháp lẫn kinh phí thực hiện dự án.
Tuy nhiên, kết quả một cuộc khảo sát trên 2.000 doanh nghiệp mới đây cho thấy, có đến gần 80% doanh nghiệp không nắm được chính sách và chương trình hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa thông qua việc thành lập quỹ tín dụng; đến nay 63 tỉnh, thành phố mới có 13 quỹ được thành lập và chỉ một số quỹ thực sự hoạt động với hiệu quả chưa cao vì nhiều lý do như ngân sách địa phương hạn hẹp, không huy động được vốn...
Thực tiễn triển khai, hầu hết doanh nghiệp đều không đáp ứng đủ điều kiện, nhất là thiếu các dự án khả thi. Trong khi các ngân hàng thường tập trung cho các khách hàng truyền thống và doanh nghiệp lớn với phương án khả thi vay, do doanh nghiệp nhỏ và vừa thiếu những yếu tố này nên việc tiếp cận các nguồn vốn chính thức là rất khó. Có tới 75% số doanh nghiệp nhỏ và vừa phải vay vốn từ các nguồn phi chính thức với lãi suất cao.
Bà Đồng Thị Bích Chính, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Đã Nẵng chia sẻ, mặc dù đã triển khai kế hoạch hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, song thực tế Đà Nẵng cũng chưa hỗ trợ được bao nhiêu, doanh nghiệp vẫn đang tự bơi. Thực chất, hỗ trợ mới chỉ dừng lại ở hành lang pháp lý chứ chưa đi vào thực tế.
Phải đẩy mạnh hơn
Theo khuyến cáo của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, trong bối cảnh thị trường toàn cầu và khu vực hết sức năng động với sự cạnh tranh thu hút đầu tư tư nhân ngày càng gay gắt hiện nay, Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh tốc độ và chiều sâu cải cách để duy trì sức cạnh tranh và tận dụng hiệu quả tiềm năng của các doanh nghiệp tư nhân trong nước và nước ngoài để đóng góp nhiều hơn nữa cho sự tăng trưởng và phát triển của Việt Nam.
Trong Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm tới, xác định khu vực kinh tế tư nhân, mà đại diện là các doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ phát triển mạnh mẽ năng lực sản xuất, xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp, hình thành thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa....
Chia sẻ kinh nghiệm, ông Miki Miyamoto, chuyên gia Tổ chức hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) cho biết số doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Nhật Bản chiếm tới 99,7% tổng số doanh nghiệp, 70% nhân công và hơn 50% giá trị gia tăng ở Nhật Bản. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa đã hình thành xương sống của nền kinh tế Nhật Bản.
Ông Miki Miyamoto nói: “Các điều kiện hiện tại về chính sách doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Nhật là khuyến khích cải tiến quản lý; củng cố nền tảng quản lý; thích nghi các thay đổi và kinh tế và môi trường xã hội và hỗ trợ tài chính và cơ sở vốn. Theo đó, vốn quỹ cung cấp bởi các định chế tài chính, nâng cao tín dụng thông qua hội bảo đảm tín dụng để cung cấp qua các ngân hàng thương mại, đầu tư bởi các doanh nghiệp nhỏ và vừa và công ty tư vấn...”
Ông Hồ Sỹ Mạnh, Cục trưởng Cục Phát triển doanh nghiệp của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển trong thời gian tới sẽ tập trung hoàn thiện khung pháp lý, chính sách phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa; nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp nhỏ và vừa và tiếp cận tài chính, tín dụng.
Theo đó, sẽ đẩy nhanh phê duyệt và triển khai thành lập Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa; xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích ngân hàng thương mại tăng mức dư nợ tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa và ban hành Quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Một số địa phương cũng kiến nghị, Cục Phát triển doanh nghiệp cần cung cấp thông tin hỗ trợ, xúc tiến mở rộng thị trường cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. Vấn đề quan trọng hơn, đó là cần hình thành các cụm liên kết, cụm ngành công nghiệp, tăng cường tiếp cận đất đai cho doanh nghiệp nhỏ và vừa bằng cách hoàn thiện, phê duyệt Đề án phát triển cụm công nghiệp, khu công nghiệp với phát triển Công nghiệp hỗ trợ, tạo mạng liên kết sản xuất và hình thành chuỗi giá trị.../.
Quang Toàn (TTXVN)